Dùng đèn ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Theo Dailymail, Tiến sĩ Richard Stevens, chuyên gia nghiên cứu về ung thư vú kiêm giảng viên ĐH Connecticut cho rằng, nên “đánh giá cao” bóng tối, thậm chí nên sử dụng các loại bóng đèn công suất thấp vào buổi tối để giúp bộ não và cơ thể luôn sẵn sàng đi vào giấc ngủ. 

Tiến sĩ Stevens nhận định, con người đánh giá đúng về giấc ngủ, nhưng lại chưa thực sự coi trọng tầm quan trọng của bóng tối với giấc ngủ. Bên cạnh đó, đồng hồ sinh học trong cơ thể người đã tiến hóa theo thời gian nhằm thích ứng với ánh sáng mặt trời. 

Dùng đèn ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ảnh 1
 

Giảm nguồn ánh sáng của đèn ngủ có thể giảm những ảnh hưởng đáng kể tới đồng hồ sinh học của con người. Ảnh: Dailymail.

Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất hormone, hoạt động gen, nhiệt độ cơ thể cũng như quá trình chuyển hóa chất. Vì thế việc sử dụng đèn chiếu không đúng thời điểm có thể gây ra nhiều rối loạn cơ thể. 

Ngoài việc làm quen với bóng tối, tiến sĩ Stevens cũng khuyên mọi người không nên đặt các loại máy tính bảng cũng như thiết bị điện tử phát ra ánh sáng “xanh”trong phòng ngủ. Nếu chúng ta phải thức dậy vào ban đêm thì hãy sử dụng bóng đèn công xuất thấp màu đỏ hoặc hồng. 

Theo một bài viết trên tạp chí Triết học B, được xuất bản bởi Hiệp hội Hoàng gia Anh, Tiến sĩ Stevens đã cảnh báo về những mối nguy hiểm lớn từ những bóng đèn trong nhà và ngoài đường phố.  

Ông cũng cho biết thêm, trẻ em, kể cả trẻ trong bụng mẹ, cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi chúng đang trong thời kỳ phát triển. Bên cạnh đó, ánh sáng nhân tạo công xuất cao vào ban đêm có tác động mạnh mẽ tới con người giống như hiện tượng biến đổi khí hâu. 

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng rối loạn đồng hồ sinh học khiến cơ thể không thể sản sinh hormone melatonin, loại hormone giúp kìm hãm khối u vú phát triển. Theo đó, các nữ công nhân làm việc về đêm có nguy cơ ung thư vú khá cao, trong khi đó nhóm những công nhân làm thêm giờ vào ban đêm cũng có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến tiền liệt và dạ dày.

Theo Phương Mai/zing

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm