Theo Ban tổ chức Festival Lúa Gạo, trên địa bàn thị xã Vị Thanh có 16 khách sạn và nhà nghỉ với hơn 350 phòng, có thể đáp ứng được khoảng 1.000 khách. Tuy nhiên, trong dịp này, lượng khách đăng ký tham gia đã lên đến 1.800 người.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, Phó ban Thường trực Festival Lúa Gạo cho biết, với lượng khách đăng ký, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ bị quá tải là đương nhiên, bởi thị xã Vị Thanh quá nhỏ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, số khách đi ngoài danh sách quá nhiều, khiến ban tổ chức bị động, trong khi đó phòng nghỉ thì không thể sắp xếp thêm. Riêng lượng phóng viên, nhà báo từ các nơi đến tham gia tác nghiệp tăng ngoài dự kiến (hiện đã lên gần 500 người), trong khi danh sách chỉ hơn 300.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin Báo chí của Festival, trước khi Festival diễn ra, ban tổ chức chỉ nhận được khoảng 90 cơ quan báo chí, tuy nhiên cho đến thời điểm này, tổng số đơn vị đến tham dự đã lên con số hơn 100.
Chính vì điều này mà phòng nghỉ đều được ban tổ chức tận dụng tối đa. Mặc dù, mỗi phòng (2 người/phòng) đều được bổ sung thêm ít nhất một người, song 4 khách sạn dành cho báo chí cũng không thể “nhồi” thêm du chỉ một người.
Ban tổ chức đã phải huy động thêm một ký túc xá của Trường Cao đẳng Cộng đồng (cách nơi diễn ra Festival 7km) để làm “khách sạn” cho báo chí và quan khách. Ông Hùng cho biết thêm, ban tổ chức đã lường trước việc này và sắp xếp khoảng 1/3 trong số khách (chủ yếu là báo chí) ở Vị Thanh, còn lại khoảng 1.000 khách lưu trú tại TP. Cần Thơ.
Tuy nhiên, những khách tham quan Festival đến từ địa phương khác mà không có nằm trong danh sách khách mời của ban tổ chức thì khó có thể kiếm được phòng để nghỉ. Tất cả các khách sạn trên địa bàn đều được ban tổ chức “bao” để phục vụ quan khách, còn hệ thống nhà nghỉ thì hoàn toàn hết phòng.
Cho đến sáng nay (28/11), 90% nhà nghỉ trên địa bàn thị xã Vị Thanh đã kín phòng. Nếu chịu khó, du khách vẫn có thể tìm được một vài phòng còn sót lại, tuy nhiên giá đã được các chủ nhà nghỉ đẩy lên gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba so với bình thường.
Phóng viên đã chạy một vòng thị xã Vị Thanh và cuối cùng cũng có một khách sạn còn phòng – Khách sạn Phong Nhã (trên đường Đoàn Thị Điểm, P. 1). Ông chủ khách sạn này cho biết, có một phòng duy nhất, do khách vừa trả phòng. Ông chủ này “hét” giá 150.000 đồng/ngày, mặc dù ngày thường chưa tới 100.000 đồng/ngày.
Theo bà chủ khách sạn Thành Đạt (trên đường Nguyễn Công Trứ, P. 1), tất cả khách sạn đã được ban tổ chức Festival ký hợp đồng trọn gói, do đó các doanh nghiệp này không thể tăng giá.
Tuy nhiên, hệ thống nhà nghỉ thì được “thả nổi”, vì thế mấy ngày nay, giá phòng tăng chóng mặt. Có nơi giá tăng gấp ba lần, trong khi bình thường chỉ có vài chục ngàn/ngày. Mặc dù giá tăng cao, song để có thể thuê phòng, khách phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi.
Ông Hùng cho rằng, chỉ lượng phóng viên báo chí và đội ngũ phục vụ Festival đã quá tải đối với thị xã Vị Thanh. Vì thế, đa số khách đều được ban tổ chức bố trí nghỉ ngơi tại TP. Cần Thơ (cách Vị Thanh 60km) và có xe đưa đón tham dự các sự kiện của Festival.
“Hai ngày nay, ban tổ chức có tổ chức đoàn kiểm tra để xử lý việc tăng giá quá mức tại các nhà nghỉ. Đoàn thanh tra phát hiện một số doanh nghiệp tăng giá và đã bị xử lý. Hiện, đoàn thanh tra buộc các nhà nghỉ phải niêm yết giá để tránh việc “chặt, chém”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà nghỉ lách bằng cách thông báo hết phòng giá rẻ để nâng giá.”, ông Hùng cho biết.
Lễ hội khai mạc Festival sẽ chính thức tổ chức vào lúc 19 giờ hôm nay (28/11) với gần 10 phút bán pháo hoa bên bờ kênh xáng Xà No.
Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ I (28/11 đến 2/12) là sự kiện kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng, lần đầu tiên tổ chức tại Hậu Giang, một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo Việt Nam. Festival được Hà Nội công nhận là một trong những sự kiện quan trọng trong chương trình hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Festival được tổ chức bên bờ kênh xáng Xà No, con đường lúa gạo miền Hậu Giang, một trong những nơi có gạo xuất khẩu sớm nhất của Nam bộ. Năm 1913, miền Hậu Giang đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo và từ năm 1928 Hậu Giang đã có xây dựng kho dự trữ hơn 100 ngàn tấn gạo.
Festival có gần 20 hoạt động, trong đó có các hoạt động chính gồm: Lễ hội khai mạc, bế mạc giới thiệu giá trị nghệ thuật đặc trưng của sông nước Cửu Long gắn văn minh lúa nước và bản sắc văn hoá mỗi vùng miền của đất nước, bốn cuộc hội thảo, chủ yếu về xuất khẩu và hội nhập của hạt gạo Việt Nam.
Ngoài ra, Festival còn có các hoạt động khác về triển lãm với 550 gian hàng trong nhà và 1800m2 ngoài trời. Đồng thời, trong dịp này Festival các lễ hội văn hóa đặc sắc cũng được tổ chức, trong đó có lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Lễ hội đua ghe ngo đồng bằng sông Cửu Long (18 đội); tái hiện Chợ nổi…
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, Phó ban Thường trực Festival Lúa Gạo cho biết, với lượng khách đăng ký, hệ thống khách sạn, nhà nghỉ bị quá tải là đương nhiên, bởi thị xã Vị Thanh quá nhỏ.
Lần đầu tiên có một sự kiện tầm cỡ quốc gia trên địa bàn khiến
thị xã Vị Thanh hoàn toàn bị quá tải. Ảnh: Ca Hảo
thị xã Vị Thanh hoàn toàn bị quá tải. Ảnh: Ca Hảo
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, số khách đi ngoài danh sách quá nhiều, khiến ban tổ chức bị động, trong khi đó phòng nghỉ thì không thể sắp xếp thêm. Riêng lượng phóng viên, nhà báo từ các nơi đến tham gia tác nghiệp tăng ngoài dự kiến (hiện đã lên gần 500 người), trong khi danh sách chỉ hơn 300.
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin Báo chí của Festival, trước khi Festival diễn ra, ban tổ chức chỉ nhận được khoảng 90 cơ quan báo chí, tuy nhiên cho đến thời điểm này, tổng số đơn vị đến tham dự đã lên con số hơn 100.
Chính vì điều này mà phòng nghỉ đều được ban tổ chức tận dụng tối đa. Mặc dù, mỗi phòng (2 người/phòng) đều được bổ sung thêm ít nhất một người, song 4 khách sạn dành cho báo chí cũng không thể “nhồi” thêm du chỉ một người.
Ban tổ chức đã phải huy động thêm một ký túc xá của Trường Cao đẳng Cộng đồng (cách nơi diễn ra Festival 7km) để làm “khách sạn” cho báo chí và quan khách. Ông Hùng cho biết thêm, ban tổ chức đã lường trước việc này và sắp xếp khoảng 1/3 trong số khách (chủ yếu là báo chí) ở Vị Thanh, còn lại khoảng 1.000 khách lưu trú tại TP. Cần Thơ.
Tuy nhiên, những khách tham quan Festival đến từ địa phương khác mà không có nằm trong danh sách khách mời của ban tổ chức thì khó có thể kiếm được phòng để nghỉ. Tất cả các khách sạn trên địa bàn đều được ban tổ chức “bao” để phục vụ quan khách, còn hệ thống nhà nghỉ thì hoàn toàn hết phòng.
Cho đến sáng nay (28/11), 90% nhà nghỉ trên địa bàn thị xã Vị Thanh đã kín phòng. Nếu chịu khó, du khách vẫn có thể tìm được một vài phòng còn sót lại, tuy nhiên giá đã được các chủ nhà nghỉ đẩy lên gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba so với bình thường.
Phóng viên đã chạy một vòng thị xã Vị Thanh và cuối cùng cũng có một khách sạn còn phòng – Khách sạn Phong Nhã (trên đường Đoàn Thị Điểm, P. 1). Ông chủ khách sạn này cho biết, có một phòng duy nhất, do khách vừa trả phòng. Ông chủ này “hét” giá 150.000 đồng/ngày, mặc dù ngày thường chưa tới 100.000 đồng/ngày.
Theo bà chủ khách sạn Thành Đạt (trên đường Nguyễn Công Trứ, P. 1), tất cả khách sạn đã được ban tổ chức Festival ký hợp đồng trọn gói, do đó các doanh nghiệp này không thể tăng giá.
Tuy nhiên, hệ thống nhà nghỉ thì được “thả nổi”, vì thế mấy ngày nay, giá phòng tăng chóng mặt. Có nơi giá tăng gấp ba lần, trong khi bình thường chỉ có vài chục ngàn/ngày. Mặc dù giá tăng cao, song để có thể thuê phòng, khách phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi.
Ông Hùng cho rằng, chỉ lượng phóng viên báo chí và đội ngũ phục vụ Festival đã quá tải đối với thị xã Vị Thanh. Vì thế, đa số khách đều được ban tổ chức bố trí nghỉ ngơi tại TP. Cần Thơ (cách Vị Thanh 60km) và có xe đưa đón tham dự các sự kiện của Festival.
“Hai ngày nay, ban tổ chức có tổ chức đoàn kiểm tra để xử lý việc tăng giá quá mức tại các nhà nghỉ. Đoàn thanh tra phát hiện một số doanh nghiệp tăng giá và đã bị xử lý. Hiện, đoàn thanh tra buộc các nhà nghỉ phải niêm yết giá để tránh việc “chặt, chém”. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà nghỉ lách bằng cách thông báo hết phòng giá rẻ để nâng giá.”, ông Hùng cho biết.
Lễ hội khai mạc Festival sẽ chính thức tổ chức vào lúc 19 giờ hôm nay (28/11) với gần 10 phút bán pháo hoa bên bờ kênh xáng Xà No.
Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ I (28/11 đến 2/12) là sự kiện kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng, lần đầu tiên tổ chức tại Hậu Giang, một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo Việt Nam. Festival được Hà Nội công nhận là một trong những sự kiện quan trọng trong chương trình hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Festival được tổ chức bên bờ kênh xáng Xà No, con đường lúa gạo miền Hậu Giang, một trong những nơi có gạo xuất khẩu sớm nhất của Nam bộ. Năm 1913, miền Hậu Giang đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo và từ năm 1928 Hậu Giang đã có xây dựng kho dự trữ hơn 100 ngàn tấn gạo.
Festival có gần 20 hoạt động, trong đó có các hoạt động chính gồm: Lễ hội khai mạc, bế mạc giới thiệu giá trị nghệ thuật đặc trưng của sông nước Cửu Long gắn văn minh lúa nước và bản sắc văn hoá mỗi vùng miền của đất nước, bốn cuộc hội thảo, chủ yếu về xuất khẩu và hội nhập của hạt gạo Việt Nam.
Ngoài ra, Festival còn có các hoạt động khác về triển lãm với 550 gian hàng trong nhà và 1800m2 ngoài trời. Đồng thời, trong dịp này Festival các lễ hội văn hóa đặc sắc cũng được tổ chức, trong đó có lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Lễ hội đua ghe ngo đồng bằng sông Cửu Long (18 đội); tái hiện Chợ nổi…
Theo Ca Hảo ( VNN)