Ghép tế bào gốc mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân ung thư máu

 Kỹ thuật viên đang tách triết lấy tế bào gốc từ cuống rốn.

ThS Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, cho biết CML là một bệnh ác tính, gặp ở cả nam và nữ. Bệnh sinh ra do bất thường di truyền chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 9 và nhiễm sắc thể số 22 nên thế giới đã lấy ngày 22-9 là ngày CML thế giới.

Tại Việt Nam, theo ước tính mỗi năm có khoảng 100- 120 bệnh nhân mới mắc bệnh CML.

Theo ông Khánh, có hai phương pháp chính được lựa chọn trong điều trị bệnh này là phương pháp nhắm đích và ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại.

Với phương pháp điều trị nhắm đích là phương pháp dùng thuốc sửa chữa đột biến di truyền trong bệnh CML. Tính đến tháng 6-2014, đã có 777 bệnh nhân được điều trị theo chương này với tổng chi phí khoảng 450 triệu/người/năm (trong đó bảo hiểm chi trả 150 triệu). Kết quả nghiên cứu với hơn 100 bệnh nhân thì 95% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn về huyết học, 64% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn về di truyền tế bào. “Tuy nhiên, với phương pháp này người bệnh sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Phụ nữ chưa có con điều trị bằng phương pháp này sẽ bị vô sinh” – ông Khánh cho biết.

Với phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại cho đến nay Viện Huyết học và truyền máu Trung ương đã triển khai được chín trường hợp. Trong đó có những bệnh nhân đã đẩy lui được hoàn toàn và trở về cuộc sống bình thường. Cái khó của phương pháp này là tìm được bệnh nhân có những chỉ số phù hợp về tế bào gốc tạo máu. “Người cho phù hợp hoàn toàn về di truyền vì nếu không rất dễ xảy ra biến chứng” – ông Khánh cho biết.

GS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, để có thể sử dụng, tìm được tế bào gốc có tương đồng miễn dịch với bệnh nhân cần ghép là việc không hề dễ dàng. Nếu người nhận và cho là ruột thịt, thân thích thì khả năng tương thích cao, nhưng không phải bệnh nhân nào cần cũng thuận lợi được như vậy. Do đó, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, cho biết đã cùng BV Phụ sản Hà Nội đã hợp tác thành lập ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng miễn phí đầu tiên tại Việt Nam. Dự kiến sẽ có khoảng 5.000 mẫu máu cuống rốn được dự trữ.

Theo GS Trí, tế bào gốc máu cuốn rốn sẽ được bảo quản tại Viện Viện Huyết học và truyền máu Trung ương trong 18 năm. Máu cuống rốn sẽ được sử dụng để điều trị các bệnh nhân mắc bệnh về máu.

 

Tế bào gốc cuống rốn có nhiều trong tủy xương, máu ngoại vi. Và gần đây cuống rốn được coi là nơi lưu trữ nhiều tế bào gốc nhất. Việc lấy và lưu trữ lại không gây đau đớn cho người được lấy như khi lấy trong tủy xương hay thậm chí trong máu.

Máu cuống rốn đạt chất lượng sẽ được lấy về để làm các xét nghiệm cơ bản như đo số lượng tế bào có nhân (bạch cầu), kiểm tra xem có bệnh lý huyết sắc tố (thalassemia..) hay không rồi mới đưa vào tiếp tục xử lý, tách chiết và lưu trữ đông lạnh ở nhiệt độ âm 196 độ C. (Viện Huyết học và truyền máu trung ương)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm