Thời gian trượt mãi trên sợi dây quy luật vốn có và quốc gia Iran tranh tối tranh sáng trên phương tiện truyền thông quốc tế đã làm người ta quên mất.
Iran từng có một đế chế từng nảy nở khi được Hỏa thần Ahura Mazda và nữ thủy thần Anahita ươm mầm sống trong lòng sa mạc rộng lớn.
Trong tập du ký 'Vàng son một thuở Ba Tư', Nguyễn Chí Linh kể lại tổ ong mà đại đế Cyrus nhìn thấy trong vườn quả cũng vô cùng thú vị.
Sự xum xuê của vương quốc ấy từng khiến Đại đế Alexandros của người Hy Lạp phải thán phục khi được đặt chân ngang qua Ba Tư tiến về Nam Á.
Sự ngưỡng mộ trong lòng ông Alexandros càng dâng cao khi những tin đồn qua eo biển Bophorus - Thổ Nhĩ Kỳ về tộc người Aryan là có thật: giàu có, ngôi sao đích thực của mỹ thuật phương Đông.
Quan trọng hơn những thần dân Ba Tư đã được các hoàng đế dạy bảo như thế nào về lối sống văn minh của một xã hội!
Với những gì hiển thị mồn một trong tầm mắt, đại đế Alexandros đặt tên cho vùng đất trải rộng 7.5 triệu km2 là Persia có nghĩa là anh hùng. Bởi trong thần thoại Hy Lạp chỉ có người anh hùng “Perseus” mới đánh bại tất cả những con quái vật do 12 vị thần cai quản đỉnh Olympos tạo ra.
Trong thời cổ đại, Persia đọc thành Ba Tư tạo thành thế “tam trụ” của các nền văn minh lớn của thế giới gồm: Hy Lạp - La Mã - Ba Tư.
Trong tập du ký Vàng son một thuở Ba Tư, Nguyễn Chí Linh kể lại tổ ong mà đại đế Cyrus nhìn thấy trong vườn quả cũng vô cùng thú vị.
Hơn 3.000 năm về trước, “tầm nhìn” của một vị hoàng đế Ba Tư đã được xác định khi tổ ong chính là mô hình nhà nước vô sản mà khối Bắc Âu và Úc hiện nay đang dần hóa độ lên.
Một tầm nhìn khác của các hoàng đế Ba Tư trong thời cổ đại nhìn thấy là môi trường bị tàn phá, nên kiến trúc một tổ ong còn được đưa vào thiết kế sân vườn.
Phải chăng, bản giao hưởng được trỗi lên từ những chú ong vo ve mang lại cảm giác thật bình an giữa những bộn bề cuộc sống, mà ngày nay con người thường hay rủ nhau tìm về chốn hoang sơ của thiên nhiên?!
Tập du ký còn kết nối thời gian đưa người đọc quay về êm đềm của tuổi thơ bằng ký ức tập truyện Nghìn lẻ một đêm mà những vết tích xưa còn khắc lại trên vách núi ở Iran.
Quyển du ký chẳng khác chi là chiếc thảm trong 1.001 đêm để đi qua những vùng miền khác nhau trong lòng sa mạc. Để thấy thú vị hơn với những phiên chợ Ba Tư đặc sắc theo từng chủng loại hàng.
Nhích dần theo nhịp thời gian khi bước qua tuổi thơ, Ba Tư một thuở lại mang đến cảm xúc đình đám về những bộ phim hoành tráng của Hollywood như: “300” chiến binh Hy Lạp đã dũng cảm như thế nào khi bị Ba Tư hai lần vây hãm và “Chúa tễ của những chiếc nhẫn” khi đại đế Cyprus đưa ra tập tục đeo nhẫn của con người.
Các tác phẩm của tác giả Nguyễn Chí Linh.
Một Ba Tư vẫn giữ riêng sắc thái mỹ thuật cho mình để luôn là ngôi sao đích thực phương Đông. Dù tiếp thu khái niệm “Renaissance” của phương Tây từ thế kỷ 15, nhưng “Phục Hưng” của các hoàng đế Ba Tư vẫn là bản sắc cội nguồn từ những nét mỹ thuật người đi trước, để rồi phương Tây phải nể triều đại Safavid, đặc biệt dòng tranh Fresco được dát vàng thật trên nền đất sét trắng.
Một khái niệm về hai chữ “thiên đường” cũng rất lạ theo quan điểm của các vị hoàng đế Ba Tư và trong quyển sách Linh cũng từng nghĩ : thiên đường không biết có thật hay không, nhưng trước mắt cứ xem trần gian là nơi chốn của thiên đường và đi khám phá những điều thơm thơ từ bàn tay và bộ óc của người Ba Tư.
Nguyễn Chí Linh, kẻ ngoại đạo trong thế giới viết lách, chu du qua 63 tỉnh thành Việt Nam và 110 quốc gia trên thế giới. Những quyển sách đã phát hành trên toàn quốc: Bốn mùa trên xứ Phù Tang, Trên con đường tơ lụa Nam Á và Vàng son một thuở Ba Tư. |