Giám sát chặt việc chậm ban hành pháp luật

“Để khắc phục những tồn tại hiện nay, cần bổ sung vào dự thảo thêm hai nguyên tắc. Thứ nhất, đảm bảo có đủ văn bản hướng dẫn chi tiết khi văn bản luật có hiệu lực. Muốn như vậy thì phải có dự thảo văn bản hướng dẫn chi tiết trình cùng với dự án luật. Cùng với đó, bổ sung nguyên tắc văn bản hướng dẫn chi tiết không được quy định thêm so với quy định trong luật. Thực tế đã có tình trạng văn bản hướng dẫn trái hoặc mở rộng hơn so với quy định trong luật” - ĐB Nguyễn Sĩ Cương đề xuất.

ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) chỉ rõ dự thảo chưa đề cập đến vấn đề giám sát việc chậm ban hành VBQPPL. Đây là nhiệm vụ quan trọng, vì từ việc chậm ban hành VBQPPL đã dẫn đến việc chậm triển khai pháp luật vào cuộc sống như thời gian qua. ĐB Minh đề nghị bổ sung nội dung này vào trong luật, đó là cơ sở để quy kết trách nhiệm tới tổ chức, cá nhân trong việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn.

Mặt khác, theo ĐB Minh, việc kiểm soát văn bản pháp luật cần được giao cho cơ quan ngoài hệ thống cơ quan hành pháp. Dự thảo giao cho Chính phủ kiểm tra, Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp làm việc này. Thực tế hiện nay cho thấy qua việc kiểm tra, Cục Kiểm tra VBQPPL của Bộ Tư pháp đã phát hiện nhiều văn bản pháp luật của một số bộ, ngành có quy định thuộc lĩnh vực quản lý của ngành trái pháp luật. Tuy nhiên, việc này chỉ dừng ở mức ra văn bản thông báo, kiến nghị, yêu cầu cơ quan ban hành xem xét lại để tự đình chỉ thi hành. Nhưng trong nhiều trường hợp, cơ quan ban hành không chấp nhận, cho rằng không trái pháp luật nên không đình chỉ mà tiếp tục thực hiện, gây ra những hậu quả lớn hơn.

HOÀNG VÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm