Có mặt đúng giờ tại tòa soạn, chị Hồng không giấu được sự xúc động trước tình cảm của bạn đọc dành cho chị trong suốt quá trình từ lúc nhặt được 5 triệu yen trong thùng loa cũ, giao nộp cho công an và chờ đợi quyết định cuối cùng.
Dáng người nhỏ nhắn, giọng nói hiền lành xứ miền Trung của người phụ nữ chất phác không thay đổi dù qua một đêm vợ chồng chị đã trở thành tỉ phú. Do chị không biết chữ nên mọi câu hỏi của bạn đọc gửi đến, phóng viên PLO đều phải đọc thật kỹ để chị nghe và trả lời.
Trong khi đó, luật sư Hà Hải, người luôn sát cánh bên vợ chồng chị Hồng cũng nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn đọc. Sự tận tâm của ông đã đạt kết quả mỹ mãn và nhận được sự biết ơn từ tận đáy lòng của chị Hồng. Trong khi trả lời câu hỏi của bạn đọc, chị Hồng luôn nhắc "có chuyện gì cũng có chú Hải nên không lo lắng". Một kết quả như cổ tích cho vợ chồng chị ve chai nghèo khó với vị luật sư tận tâm cũng được đông đảo bạn đọc chia vui...
Mời bạn đọc theo dõi cuộc giao lưu trực tuyến và đặt câu hỏi cho các khách mời.
14 tháng chờ đợi Ngày 21-3-2014, vợ chồng chị Hồng tháo thùng loa cũ mua được trước đó để lấy sắt đồng thì phát hiện có hơn 5 triệu yen được cất giấu bên trong. Thông tin này mau chóng lan nhanh và nhiều người kéo đến gây mất an ninh cho khu xóm trọ nghèo. Vợ chồng chị Hồng đã giao toàn bộ số tiền cho công an. Trong thời gian này có nhiều người đến nhận song không có căn cứ nên bị từ chối. Ngày 28-4-2014, Công an quận Tân Bình làm thủ tục thông báo công khai để ai là người sở hữu đến nhận. Số tiền trên được gửi cho ngân hàng. Một năm sau ngày thông báo mà không ai tới nhận thì sẽ chuyển cho tòa án áp dụng pháp luật dân sự để định đoạt. Gần một năm sau thông báo, vào các ngày 23-3 và 7-4, công an hướng dẫn chị Hồng bổ túc hồ sơ để tiếp tục thực hiện các bước xử lý khi đến hạn 28-4. Bất ngờ ngày 25-4, bà Phạm Thị Ngọt xuất hiện nhận là chủ số tiền trên. Ngày 19-5, công an quận mời chị ve chai thông báo đã bác đơn của bà Ngọt và khẳng định 5 triệu yen sẽ được giao cho chị Hồng. Tuy nhiên, do đây là vụ việc chưa có tiền lệ nên công an gặp lúng túng. Cuối cùng, công an quận đã xác định “5 triệu yen” là một tài sản nên nhận thế nào thì sẽ trả lại như vậy cho chị ve chai. |
Buổi giao lưu trực tuyến kết thúc vào lúc 11h 30 phút.
(PLO)- Thông qua luật sư Hà Hải, người tư vấn pháp luật miễn phí cho chị ve chai Huỳnh Thị Ánh Hồng cho biết chị đã nhận lời giao lưu trực tuyến với bạn đọc báo Pháp Luật TP.HCM vào sáng ngày 3-6.
- 1. Thời gian: 00:00 02/06/2015
- 2. Địa điểm: Trụ sở Tòa soạn Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách khách mời
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng
Luật sư Hà Hải - Đoàn luật sư TP.HCM
Cảm ơn bạn đã chia sẻ niềm vui với tôi. Tôi cũng mong bạn khỏe và gặp nhiều may mắn.
Chị Hồng cảm ơn bạn đọc, các báo đài và Công an quận Tân Bình đã giúp đỡ chị trong thời gian qua. Ảnh: Phước Tĩnh
Đầu tiên tôi xin chúc mừng chị Hồng khi đã nhận lại được số tiền và cám ơn lòng tốt của L.S Hà Hải đã giúp đỡ chị Hồng suốt thời gian qua.
Sau khi nhận được tiền thì chị có định dùng một phần số tiền đó để mở rộng ngành nghề của chị hiện tại không? Như mở một vựa phế liệu nhỏ chẳng hạn?
Tôi thích đi mua dạo hơn. Việc đó đem lại cho tôi nhiều niềm vui. Cảm ơn bạn nhiều.
Nói chung là tôi thấy như vậy là ổn. Các anh công an khi làm việc đều nói chuyện rất lịch sự, vui vẻ và nhiệt tình hướng dẫn tôi mọi thủ tục. Qua đây tôi cũng muốn cảm ơn các anh công an quận Tân Bình đã giúp đỡ tôi.
Cảm ơn bác.
Chắc chắn rằng khi đã có tiền rồi, ngoài việc sửa nhà cho ba mẹ, lo cho các con, làm từ thiện, tôi sẽ vẫn tiếp tục làm nghề ve chai như hiện nay. Tôi không có ý định làm đại lý thu gom.
124 tờ tiền mục này tôi đã gửi lại ở ngân hàng, nếu sau này đổi được thì đổi, nếu không tôi sẽ nhận lại.
Trường hợp số tiền này mà không đổi được ở ngân hàng thì tôi nghe nói đem về cũng sẽ có người đổi giùm. Tôi có giữ lại một số tờ tiền còn lành lặn để đem về quê tặng cho người thân làm kỷ niệm.
Anh ấy bận nhiều việc nên cũng không có thời gian để đi liên hệ công việc. Khi tôi ra ngoài liên hệ công việc thì ảnh ở nhà lo buôn bán ve chai.
Ngoài ra, tôi là người mua cái thùng loa đó, nên khi đi công việc thì người ta có hỏi gì tôi cũng sẽ nắm chắc hơn (cười rất tươi).
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng. Ảnh: Phước Tĩnh.
Cũng là nhờ một bạn phóng viên mà tôi mới gặp được luật sư Hải. Tôi rất cảm ơn anh phóng viên đã giúp tôi gặp luật sư Hải cũng như nhiều phóng viên các báo đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn bạn.
Từ lúc nhận được tiền, thiệt tình tôi vui lắm, không tưởng tượng được. Có số tiền này, tôi có thể giúp đỡ gia đình, lo cho con cái, làm từ thiện giúp những người kém may mắn. Cảm xúc thì nhiều nhưng khó tả hết lắm.
Cảm ơn bạn.
Bà Ngọt đã từng tìm đến tận nhà tôi để gặp, mang một mớ giấy tờ và nói rằng số tiền trong thùng loa cũ đó là của bà.
Sau khi nói chuyện, bà Ngọt mô tả thùng loa, tôi thấy chi tiết không khớp và do đó, ngay từ đầu tôi đã không tin bà ấy. Thực lòng là tôi cũng không có lo lắng chút nào.
Như tôi đã có lần trình bày với cơ quan công an quận Tân Bình là nơi thụ lý vụ việc. Theo quy định tài điều 239 Bộ luật Dân sự thì thẩm quyền quyết định bàn giao số tiền này thuộc về nơi tiếp nhận vụ việc tức là công an quận Tân Bình. Do đó, tôi nhận thấy không cần thiết phải chuyển vụ việc đến tòa án trong trường hợp chị Hồng vì vụ việc không có dấu hiệu tranh chấp dân sự.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ với tôi. Tôi rất muốn đi học bổ túc thêm nhưng không có thời gian. Tôi đã từng suy nghĩ đến việc đó, nhưng rồi còn lo cho con cái, đi thu gom về 9 giờ tối nên dự định đi học cũng không thực hiện được.
Như tôi đã trả lời ở dưới, tôi thường xuyên hỗ trợ pháp lý miễn phí cho những người nghèo. Trong vụ này cũng vậy, tôi cảm nhận phía sau tôi rất nhiều người ủng hộ và tôi cảm thấy đây là niềm vinh dự mà không tiền bạc hay bất kể lợi ích nào sánh được. Cho đến giờ tôi vẫn chưa nhận bất kỳ câu hỏi nào nội dung nghi ngờ về việc tôi thực hiện việc này vì mục đích khác hơn là mục đích bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho chị Hồng một cách vô tư.
Lúc đâp cái loa ra, tôi thấy tiền nhưng lại tưởng tiền âm phủ.
Khi đi hỏi mấy người trong xóm tôi mới biết đó là tiền Yên nhật.
Khi biết tôi có tiền nhiều người đến xin lắm. Nên tôi mới đem nộp lên công an. Nghĩ rằng nếu người đánh mất nhận lại được, có thể họ cho mình 5-10 triệu gì đó thì mình cũng vui. Số tiền đó cũng đủ đề mình thêm vào vốn đi thu gom ve chai.
Sau đó, có một nhà báo nói về việc nếu số tiền đó là vô chủ thì tôi sẽ nhận được. Cho đến lúc đó, tôi không khi nào nghĩ số tiền trong loa sẽ thuộc về mình.
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng. Ảnh: Huyền Vi
Có rất nhiều lần cô Hồng nói với tôi rằng thôi cháu trở về với nghề ve chai không theo đuổi, lộc trời không phải của mình thì thôi. Đó là thời điểm bà Ngọt xuất hiện và một số báo đài đăng tải các ý kiến mà nội dung hoàn toàn bất lợi cho chị Hồng. Ngoài ra, việc chậm trễ trong cách xử lý vụ việc và nhận đơn cũng như tổ chức xác minh đơn của bà Ngọt mà không đúng theo quy định của cơ quan chức năng cũng khiến cho chúng tôi ít nhiều lo lắng. Tuy nhiên, tôi vốn là người lạc quan và trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng, tôi cảm nhận các anh đang ủng hộ quan điểm phải trả lại tài sản 5 triệu yên cho chị Hồng nên tôi động viên chị Hồng phải kiên trì.
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng. Ảnh: Phước Tĩnh
Tôi cũng chưa có kế hoạch gì, đúng là học ở Sài Gòn đắt đỏ lắm. Tôi dự định sẽ cho bé thứ hai học ở đây, còn bé lớn gửi về ngoài quê cho đỡ chi phí.
Dự định là vậy thôi, chứ tôi đi hỏi cũng thấy xin ở Sài Gòn khó lắm, phải có hộ khẩu, rồi thủ tục... gì gì đó.
Điều chắc chắn là tôi sẽ cho các con học hè ở Sài Gòn để được gần gũi con và các con học được nhiều điều hơn.
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Phước Tĩnh
Không, không, nhất định là tôi không bỏ cái nghề này đâu. Nghề này tuy cực nhưng có nhiều khi có những cái vui và lạ lắm.
Nghề này vui ở chỗ khi đi thu gom, có người người ta tặng mình đồ còn dùng được, đem về xài. Khi gặp may cũng có thể mua được đồ mấy chục ngàn và bán được mấy trăm ngàn, nhưng hiếm lắm.
Làm nghề này cuộc sống đỡ hơn ngoài quê rất nhiều, nuôi được con ăn học, giúp đỡ được gia đình.
Tinh thần của luật là bất cứ khoản thu nhập nào của một công dân đều là đối tượng phải chịu thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp của chị Hồng luật chưa có quy định cụ thể. Do đó, cơ quan chức năng đã đồng ý cho chị Hồng hưởng trọn số tiền này. Tôi hoàn toàn ủng hộ cách làm việc này của cơ quan chức năng.
Như đã nói ở trên, sau khi nhận được tiền chúng tôi sẽ về quê khoảng 10 ngày rồi trở lại thành phố, tiếp tục làm nghề ve chai.
Về kế hoạch làm từ thiện thì trước hết, tôi làm từ thiện cho hội người mù ở đường Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình 7 tạ gạo, 1 cái tăng âm, 2 cái micro.
Tiếp đó, trích ra 100 triệu đồng làm nhà cho ba mẹ chồng và ba mẹ đẻ.
Khi về quê, nếu thấy ai già cả ốm yếu thì sẽ tặng ít trăm để họ uống sữa, mua đồ ăn. Gia đình tôi cũng còn nghèo khổ, không có nhiều.
Đến chiều nay, tôi sẽ ghé một ngôi chùa tặng 4 tạ gạo và sữa, bánh cho trẻ mồ côi và người già neo đơn.
Chị Hồng là một người lao động nghèo khổ, không được học hành đến nơi đến chốn mà còn có thể có hành động cao đẹp, nhặt được của rơi không tham lam và chấp hành tốt quy định của pháp luật là đem nộp cho cơ quan chức năng. Tôi là một luật sư xúc động với hành động cao đẹp đó. Tôi đương nhiên không bao giờ nghĩ đến việc chị Hồng sẽ cảm ơn tôi, mặc dù chị Hồng có đặt vấn đề cảm ơn tôi. Quả thật tôi có trả lời là thay vì chị cảm ơn tôi thì cảm ơn cuộc đời, những người đã ủng hộ chị hết mình và sống như thế nào cho xứng đáng với sự tin yêu của mọi người, hãy dành một phần tiền để giúp đỡ những có hoàn cảnh khó khăn như chị và ổn định cuộc sống cho tốt là chị đã cảm ơn tôi rồi.
Cảm ơn bạn Hà Lan đã chia vui với tôi.
Nửa năm trước, tôi vẫn bình thường không suy nghĩ nhiều đến số tiền này.
Nhưng gần tới tết 2015, tôi cũng có suy nghĩ tới số tiền này khi chưa thấy ai nhận lại nó. Thực sự là tôi cũng có lúc mong nhận được số tiền này để về lo lắng cho gia đình.
Sau đó, có một ý kiến của một luật sư cho rằng đến 9 năm sau tôi mới có thể nhận lại được số tiền, tôi cảm thấy vô vọng. Bởi đến 9 năm thì còn hy vọng gì nữa.
Khi thông tin chị Ngọt xuất hiện tôi cũng không thấy lo. Chị ấy đã đến gặp tôi và nói chuyện với tôi. May có chú Hải luật sư phân tích, giúp đỡ nên tôi cũng tự tin hơn.
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng. Ảnh: Phước Tĩnh
Theo quy định của Pháp luật thì hành vi của bà Ngọt không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính vì hành việc cung cấp chứng cứ không phù hợp. Ở góc độ là con người bình thường, tôi hoàn toàn thông cảm cho trường hợp của chị Ngọt và mong ước cơ quan chức năng không xử lý chị bất cứ hình thức nào. Dưới góc độ luật sư, tôi thật lòng cũng cảm ơn chị Ngọt vì những việc làm của chị ở một góc nhìn nào đó cũng tạo nên một hiệu ứng có lợi cho xã hội.
Luật sư Hà Hải - Đoàn luật sư TP.HCM. Ảnh: Huyền Vi
Ngay khi nhận được câu hỏi này của bạn đọc, chị Hồng đã cười rất tươi.... và gật đầu "Đúng, đúng! Tôi sẽ tiếp tục công việc này như trước kia đã làm. Có tiền nhiều hơn thế tôi cũng sẽ không làm đại lý thu gom, tôi chỉ muốn làm công việc quen thuộc của mình thôi".
Còn khi đi thu gom ve chai, thay vì mua 5 ngàn như trước kia, tôi sẽ trả giá 6-7 ngàn đồng gì cũng được, đó cũng như tôi chia sẻ sự may mắn của mình với người khác.
Tôi cho rằng trong thời gian qua cơ quan chức năng xử lý có chậm trễ nhưng “chấp nhận được”. Bởi đây là vụ việc chưa hề có tiền lệ, trong khi đó pháp luật quy định chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và cơ quan chức năng cần phải có thời gian để cân nhắc xử lý. “Cuối cùng vui nhất là số tiền cũng đã thuộc về người đáng được sở hữu. Đặc biệt, cơ quan chức năng cũng đã nhận thức được việc áp dụng pháp luật như thế nào để vừa hợp lý vừa hợp tình.
Ông Hoàng Chương, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM trao hoa cho chị Hồng ve chai và LS Hà Hải. Ảnh: Huyền Vi
Chúng tôi vẫn thường xuyên hỗ trợ pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách những người lao động nghèo khổ trong và ngoài nước gần 15 năm nay. Và chúng tôi sẽ tiếp tục làm những việc như thế này chừng nào chúng tôi vẫn còn là luật sư.
Luật sư Hà Hải - Đoàn luật sư TP.HCM. Ảnh: Huyền Vi
Hỗ trợ pháp lý miễn phí là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với một người luật sư. Ngoài ra văn phòng luật sư và bản thân tôi xem việc hỗ trợ pháp lý miễn phí là niềm vinh dự và niềm vui. Trong trường hợp của chị Hồng, chúng tôi đi từ sự cảm thông, chia sẻ với đức tính thật thà, chân chất của chị Hồng. Chúng tôi nhận thấy chị xứng đáng được hỗ trợ pháp lý miễn phí vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Tuy nghèo khó, không hiểu biết nhưng hành động của chị chứng tỏ chị là người có nhân cách đáng được biểu dương và thực tế mọi người đều chia sẻ với chúng tôi điều ấy và đồng hành với chúng tôi. Do đó, chúng tôi cảm thấy không có tiền bạc nào có thể đổi được việc được hỗ trợ pháp lý cho một người như chị Hồng.
Hồi tối tôi về thấy công an đứng đầy đường, có người hỏi tôi có cho tiền từ thiện không? Tôi và mọi người trong gia đình cũng có trả lời, từ thiện chúng tôi cũng có làm nhưng không thể bừa bãi được và ai cũng cho.
Có nhiều người lạ mặt đến xin tiền, gây mất an ninh trật tự trong khu. Công an đã có mặt từ trước khi tôi nhận tiền về nhà, họ đề nghị tôi nên về quê để tạm tránh mặt. Tuy nhiên, tôi phải ở lại đây để làm một số việc từ thiện như đã hứa từ trước đó.
Những bạn đọc báo chí đã ủng hộ tôi, tôi thật lòng rất cảm ơn.
Chị Huỳnh Thị Ánh Hồng. Ảnh: Huyền Vi
Theo quy định của pháp luật cho dù đó là chủ nhận thực sự của số tài sản 5,240 triệu yên thì chị Hồng cũng không có nghĩa vụ phải hoàn trả. Lý do là thời hiệu xin nhận lại tài sản của người đó đã không còn (kể từ ngày cơ quan chức năng công bố tìm kiếm chủ sở hữu tài sản là 1 năm nhưng đã không có ai nhận, theo khoản 2 điều 239 Bộ luật Dân sự, họ không còn có cơ hội nhận lại số tiền này).