Giáo viên ĐH Bách Khoa lo lắng về khu nhà tập thể

Sau năm 1975, một số giáo viên, nhân viên trẻ được điều động vào Nam phục vụ công tác giảng dạy ở Trường ĐH Bách khoa. Khi về trường, các giáo viên, nhân viên này được bố trí nhà ở và sinh sống ổn định từ đó đến nay. Tuy nhiên, trải qua gần 40 năm, các khu tập thể này vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu mà chỉ có quyết định giao nhà của nhà trường.

Nhà xuống cấp không sửa được

Theo ông Mai Đình Vở, tổ trưởng dân phố khu tập thể 350 Tô Hiến Thành, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (trước đó là Trường Kỹ thuật Phú Thọ) có hai khu tập thể giáo viên được hình thành từ năm 1977.

Một khu ở địa chỉ 350 Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10 với diện tích khoảng 2.000 m2, gồm bốn dãy nhà trệt mái bằng tôn fibro xi măng, tường gạch, tổng cộng 36 phòng với diện tích mỗi phòng 16 m2. Khu thứ hai là 268 bis Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, diện tích khoảng 2.500 m2 và hiện có 53 hộ gia đình sinh sống. Hiện nay, cả hai khu nhà này đang xuống cấp trầm trọng, nhà bị nghiêng, lún sụt, tường bong tróc nứt nẻ do thời gian sử dụng đã lâu. Dù vậy nhưng vì không có giấy tờ nên người dân không xin phép sửa chữa được.

“Tôi công tác tại trường và ở đây từ năm 1981. Giờ nghỉ hưu chỉ mong có chỗ ở ổn định nhưng căn nhà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Thêm nữa, nhà trường vừa thông báo sẽ lấy lại khu này và hỗ trợ một phần kinh phí để chúng tôi chuyển đi. Thế nhưng số tiền ấy không thể mua được chỗ ở mới trong khi tuổi chúng tôi đã già, không làm ra tiền nữa. Rất mong các cấp xem xét” - ông Nguyễn Duy Thông (350B Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10) đề nghị.

Bà Bùi Thị Huệ (342/51 Lý Thường Kiệt, phường 14) bức xúc: “Từ năm 1989, tôi được trường bố trí một căn ở đây. Tuy sinh sống ổn định nhưng không có giấy tờ thì vẫn như người ở tạm. Cách đây năm năm, chúng tôi đã phản ánh về tình hình này lên các cơ quan chức năng nhưng chưa có hồi âm”.

Giáo viên ĐH Bách Khoa lo lắng về khu nhà tập thể ảnh 1

Khu nhà tập thể ở hẻm 342 Lý Thường Kiệt đang bị xuống cấp. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đang xem xét cấp giấy chứng nhận

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Hoàng Minh Nam, trợ lý hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết hiện trường quản lý hai khu đất. Khu thứ nhất trên đường Lý Thường Kiệt (quận 10), nhà trường thống nhất với UBND TP.HCM giao cho Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà đất quận 10 quản lý. Hiện nơi này đang làm thủ tục cấp giấy đỏ cho các giáo viên sinh sống tại đây.

Khu đất thứ hai thuộc khu D, đường Tô Hiến Thành. Quan điểm của TP cho rằng khu đất này nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu hình thành khu dân cư. Thành phố đề nghị nhà trường tiếp tục quản lý. Trường đã xác định phải có khu tái định cư mới chuyển đổi vì đa phần các thầy cô ở hai khu đất nói trên đều có đóng góp lâu dài cho hoạt động giáo dục, đào tạo của trường.

Theo TS Nam, trường đang tính toán hai phương án đối với khu D. Phương án 1 là nỗ lực tìm kinh phí để có khu tái định cư cho các giáo viên. Phương án 2 là hợp tác với doanh nghiệp để hình thành các văn phòng, trung tâm nghiên cứu tại khu đất này, đồng thời tìm khu tái định cư dành cho giáo viên. Do vẫn đang trong giai đoạn bàn tính nên các hộ gia đình vẫn tiếp tục sinh sống tại khu này.

Liên quan đến nội dung phản ánh trên, ngày 3-11-2016 Sở Xây dựng TP.HCM có công văn đề nghị Trường ĐH Bách khoa báo cáo nguồn gốc pháp lý, hồ sơ, bản vẽ, quá trình bố trí, sử dụng của các cán bộ, công nhân viên để thực hiện thủ tục chuyển giao cho ngành nhà đất thành phố quản lý. Đồng thời, Sở Xây dựng đang có kế hoạch kiểm tra hai khu tập thể trên và khi có kết quả sẽ thông báo sau.

Ông ĐỖ PHI HÙNG, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Tác giả trong một chuyến du lịch. Ảnh: NVCC

Nơi bình yên để trở về

(PLO)- Tôi luôn trăn trở, mơ ước về một tổ ấm thật sự, một nơi bình yên để tôi trở về sau những giông bão của cuộc sống.
1 hộ nuôi 82 con chó và lỗ hổng của luật

1 hộ nuôi 82 con chó và lỗ hổng của luật

(PLO)- Các quy định về việc nuôi chó tại hộ gia đình cần được sửa đổi, bổ sung để câu chuyện hàng xóm mệt mỏi vì một hộ nuôi 82 con chó trở thành tiền lệ không hay.