Giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu

Theo đó, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa giảm từ 35% xuống mức 20%, dầu diesel giảm từ 30% xuống 20%, dầu mazut giảm từ 35% xuống 25% và nhiên liệu bay từ 25% xuống 10%. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14-4.

Đồng thời, Thông tư 48 cũng điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng sinh học (E5, E10), dầu sinh học (B5, B10) thống nhất với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng xăng dầu khoáng là 20% nhằm khuyến khích sản xuất và phối trộn nhiên liệu sinh học trong nước.

Giá bán lẻ xăng dầu vẫn đứng yên. Ảnh: HTD

Cũng trong ngày, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu yêu cầu doanh nghiệp giữ nguyên giá xăng dầu bán lẻ và giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn giá như hiện hành.

 Cùng ngày, Cục Hàng không Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ GTVT có ý kiến với Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không và cho phép các hãng hàng không thu phụ thu giá vé khoản thuế bảo vệ môi trường.

Theo báo cáo của các hãng hàng không, giá nhiên liệu bay (Jet A1) đã giảm nhưng mức thuế nhập khẩu lại tăng lên 25%. Đây thực sự là một gánh nặng tài chính đối với hãng hàng không.

Bên cạnh đó, khi tăng thuế bảo vệ môi trường 300%, chi phí khai thác của các hãng hàng không sẽ bị tăng lên nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí đi lại cho hành khách.

Đại diện các hãng hàng không kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xem xét, giảm thuế nhập khẩu xăng dầu hàng không xuống còn 7% và cho phép các hãng đưa thuế môi trường vào cơ cấu giá vé để giảm thiểu rủi ro và khó khăn, tăng sức cạnh tranh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới