Trrước đó giữa năm 2004 và đầu năm 2005, phía Việt Nam và Đài Loan thống nhất tạm ngừng đưa và tiếp nhận loại hình lao động này sang Đài Loan làm việc. Nguyên nhân là do trình trạng lao động làm việc trong gia đình và lao động làm việc trên tàu cá gần bờ của Việt Nam tại Đài Loan bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc khá cao. Các loại hình lao động khác như công nhân nhà máy, xây dựng, hộ lý, chăm sóc người bệnh làm việc trong các cơ sở y tế, trung tâm dưỡng lão, bệnh viện vẫn sang Đài Loan làm việc bình thường.
Để ổn định tình hình, thời gian qua, hai bên đã thực hiện các biện pháp chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan làm việc như yêu cầu các doanh nghiệp thu gọn đầu mối thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu lao động, tăng cường công tác đào tạo, dạy ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức. Đồng thời thực hiện lộ trình giảm chi phí trước khi xuất cảnh của người lao động không vượt quá 4.000 USD/hợp đồng 3 năm…
Các doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan làm việc cho biết, thị trường lao động Đài Loan không quá khắt khe về trình độ, thời gian xuất cảnh ngắn, thu nhập giao động từ 13 đến 15 triệu đồng/tháng (đã trừ chi phí).
Năm 2014, Đài Loan là thị trường thu hút khoảng 62.000 lao động Việt Nam sang làm việc trong các ngành nghề lắp ráp điện tử, cơ khí, xây dựng...