chiến lược tái cân bằng lực lượng tại châu Á của Mỹ cùng các chiến lược củng cố quan hệ với các đồng minh trong khu vực cũng không nhằm khiêu khích TQ.
Ông khẳng định dù TQ có tăng trưởng kinh tế và mở rộng quân sự mạnh mẽ thì TQ vẫn chưa đủ lực để đối đầu với Mỹ. Ông nhận định TQ đang thất bại về ngoại giao bởi TQ nỗ lực thuyết phục các nước láng giềng rằng TQ đang vươn lên vì hòa bình trong khi lại tiếp tục đơn phương gây hấn.
Ông nhận xét TQ đã có “một di sản ghê gớm” tại châu Á và di sản này đã làm tổn hại danh tiếng của TQ, ví dụ như hành động tại bãi cạn Scaborough và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hiện TQ không còn ai để tin tưởng và không có nước nào để lôi kéo ủng hộ. Các vấn đề nội bộ nghiêm trọng của TQ đang đe dọa tình hình ổn định và nhu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế của TQ.
Trước những lời đồn đoán rằng chính sách ngoại giao của chính quyền Mỹ nhằm kiềm chế TQ, GS Robbert Sutters cho rằng Tổng thống Obama không quan tâm đối phó TQ mà Mỹ chỉ muốn khuyên can TQ tránh dùng vũ lực và biện pháp ép buộc đối với các nước châu Á.
Ông gợi lại rằng Chủ tịch TQ Tập Cận Bình không hề muốn xảy ra vấn đề lớn với Mỹ, TQ hằng năm xảy ra 100-200 cuộc biểu tình, vẫn còn khoảng cách lớn về giàu-nghèo và TQ sử dụng lượng dầu gấp bốn lần Mỹ để phát triển kinh tế. Chính những điểm yếu này khiến các chính sách của TQ tại châu Á thất bại, cụ thể là tại biển Đông, bất kể có thể TQ đang chiếm chút ít ưu thế tạm thời.
Ông ghi nhận TQ là quốc gia duy nhất trên thế giới không thừa nhận sai lầm về ngoại giao. TQ cứ nghĩ không bao giờ mắc sai lầm, vậy nên không thể đối phó với các vấn đề khó khăn một cách hiệu quả. Ông thừa nhận vị thế toàn cầu của Mỹ đang suy giảm nhưng Mỹ vẫn duy trì vị trí lãnh đạo tại châu Á.
Trả lời câu hỏi liệu châu Á có thể ổn định được hay không, GS Robbert Sutters cho rằng các nước châu Á không ưa gì nhau và không tin lẫn nhau, do đó Mỹ sẵn sàng hỗ trợ để đạt được ổn định tại châu Á bởi châu Á liên quan đến lợi ích của Mỹ.
DUY KHANG