Người dân tại đây cho biết thấy cây trụi lá bất thường nên có tới xem và phát hiện mùi hóa chất nồng nặc dưới gốc cây.
Sáu cây keo tây trên đường Trường Sơn, đoạn đối diện sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM) gần như đã chết hoàn toàn. Ảnh: HOÀNG GIANG
Điều bất thường là ngoài sáu cây chết nối tiếp nhau, những cây keo tây còn lại trên trục đường này vẫn xanh tốt bình thường. Ảnh: HOÀNG GIANG
Người đi bộ qua đoạn đường này giờ phải chịu nắng. Ảnh: HOÀNG GIANG
Một nhân viên Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM cho biết sáu cây keo tây nói trên có dấu hiệu rụng lá, héo úa từ một tháng trước. Ảnh: HOÀNG GIANG
Những cành cây keo tây lớn được cưa đã bị héo khô. Ảnh: HOÀNG GIANG
Hàng cây này nằm ở vị trí trước mặt tiền sân bay, phía sau là những bảng quảng cáo lớn đã được cho thuê và đang để trống. Ảnh: HOÀNG GIANG
Một số chồi non mọc ra từ thân cây đã khô. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tương tự, dù không phát hiện bị sâu bệnh hay chặt phá nhưng khoảng từ tháng 2-2016, hai cây sọ khỉ (còn gọi là cây xà cừ) cao to trước trụ sở Liên đoàn Lao động TP.HCM (đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 1) cũng rụng lá rồi héo úa dần. Ảnh: HOÀNG GIANG
Đến nay cây gần như chết hẳn, ngọn cây đã được cắt tán, chờ đốn hạ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Cây chết khô, trụ lá trước trụ sở Liên đoàn Lao động TP.HCM (đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 1). Ảnh: HOÀNG GIANG
Phần nhánh cây chết khô được cưa gọn gàng. Ảnh: HOÀNG GIANG
Cùng chung “triệu chứng”, hiện có ba cây lim sét trên đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2) cũng chết khô, chưa xác định được nguyên nhân. Ảnh: HOÀNG GIANG
Ba cây lim sét trên đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2) chết khô trong khi những cây khác vẫn phát triển bình thường. Ảnh: HOÀNG GIANG
Ba cây lim sét trên đường Nguyễn Văn Hưởng chết khô nằm phía trước công trình đang thi công. Ảnh: HOÀNG GIANG