Các nhà khoa học Hy Lạp và Mỹ đã nghiên cứu số liệu thống kê hằng tháng về tự tử trong năm 1983-2012, các chương trình cắt giảm chi tiêu từ năm 2008 và các thành tựu đạt được trước đó (như Hy Lạp gia nhập khu vực đồng tiền chung euro năm 2002, tổ chức Thế vận hội Olympic năm 2004). Đến tháng 6-2011, Hy Lạp thực hiện gói cắt giảm chi tiêu thứ hai.
Kết quả nghiên cứu chứng minh gói cắt giảm chi tiêu thứ hai tác động mạnh nhất đến nạn tự tử. Số vụ tự tử tăng bình quân 35,7% sau ngày công bố gói cắt giảm chi tiêu này so với những tháng trước đó.
Sau khi Hy Lạp suy thoái từ tháng 10-2008, số vụ tự tử nơi nam giới tăng 13,1%. Đến tháng 4-2012, số vụ tự tử nơi nam giới tăng lên 29,7%. Ngược lại, số vụ tự tử ít nhất xảy ra vào tháng 2-1983 và tháng 11-1999 vốn là thời gian kinh tế phát triển thuận lợi.
GS Charles Branas ở ĐH Pennsylvania (Mỹ) nhận định các nhà lãnh đạo và báo chí cần ý thức về tác động tiêu cực xảy ra từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu đối với sức khỏe cộng đồng, nhất là nạn tự tử. Ông đề nghị khi công bố các chính sách cắt giảm chi tiêu thì cần phải trình bày càng ít bi đát càng tốt. Nếu có cùng một hiệu quả kinh tế thì nên chọn lựa các chính sách càng ít hà khắc càng tốt.
TNL