Sau trận thua của U-23 Việt Nam trước U-23 Thái Lan:

Hy vọng gì ở vòng loại U-23 châu Á?

Chuẩn bị cho vòng loại châu Á thì U-23 Việt Nam có ba trận giao hữu quốc tế, tiếp U-23 Indonesia, U-23 Uzbekistan và làm khách trước U-23 Thái Lan. Trong ba trận quốc tế này thì trận thua Thái Lan, lối chơi của U-23 có thể coi được nhất dù trong đó những khiếm khuyết vẫn còn lộ diện…

Cái khiếm khuyết mang tính cố hữu là sức mạnh và sức rướn trong những thời điểm quyết định chưa khắc phục nhiều. Chẳng hạn như pha đua tốc độ của hai trung vệ Việt Nam với Inpint của Thái Lan cuối cùng cầu thủ Thái đã thắng và thực hiện cú sút căng nâng tỷ số lên 3-0 cho Thái Lan ở phút 80. Rồi ở phút 84, một pha phối hợp đẹp của bộ ba HA Gia Lai khi Công Phượng chọc khe xuống cho Văn Toàn bám bóng rồi lật vào đẹp mắt nhưng Tuấn Anh đã chậm hơn trong khâu ra chân để trung vệ Thái Lan kịp thời can thiệp bỏ qua cơ hội ăn bàn cho U-23 Việt Nam.

Sức mạnh và độ rướn tốt thì những thời khắc khi thế sẽ nên sự khác biệt, nhưng U-23 Việt Nam thì chưa thấy cải thiện được khâu này nhiều. Trong trận thua Thái Lan chiều 22-3 ấy, chủ nhà có chủ trương chơi rát với vị khách đến từ Việt Nam, nhưng xem ra sẽ không bằng trận cầu mang tính quyết định giữa U-23 Việt Nam và U-23 Malaysia vào lúc 19 giờ 45 ngày 27-3 tới đây. Malaysia vốn có thể hình to, cao đồng đều và chơi bóng còn khô khốc hơn U-23 Thái Lan đã thể hiện trong trận thắng U-23 Việt Nam rất nhiều.

 

2-0: U-23 Malaysia có thể hình và sức mạnh vượt trội U-23 Việt Nam

Trong trận gặp Việt Nam, Malaysia có cả ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. U-23 Việt Nam cần sự tỉnh táo và bản lĩnh vượt trội thì mới mong có một kết quả tốt.

Những “át bài” của Việt Nam như Công Phượng, Tuấn Anh… nhất định sẽ khó có đất diễn vì sự vây ráp của Malaysia, thậm chí dự liệu là những cầu thủ chủ chốt của Việt Nam sẽ còn bị những đòn rát từ đối phương.

Gặp một đối thủ cao, to, khỏe như Malaysia thì tất nhiên HLV Miura không thể áp dụng bài chơi nhanh, bóng dài. Mà phải thực thi đúng chất bóng đá Nhật, theo kiểu Tiqui- taka để hạn chế thế mạnh của đối phương và qua đó phát huy lối chơi ngắn, sở trường và sự khéo léo của các cầu thủ Việt Nam.

Cái khó cho U-23 Việt Nam là đối phương cũng biết cách phá lại cái lối chơi phối hợp nhỏ của Việt Nam bằng cách kèm người chặt, chơi pressing toàn sân, không cho thời gian cho cầu thủ Việt Nam cầm bóng để triển khai thế trận.

Cái khó của HLV Miura thêm nữa là sự pha trộn giữa nhóm cầu thủ HA Gia Lai và các cầu thủ đến từ các CLB khác vẫn chưa tìm ra tiếng nói chung.

3-0: Những cầu thủ như Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn sẽ bị “quân tâm đặc biệt từ U-23 Malaysia.

Xuất phát điểm của U-23 Việt Nam trong thời điểm hiện nay vẫn thua kém so với U-23 Malaysia. Tập thể đội U-23 Malaysia từng đá chung ba năm nay, nên rất hiểu ý nhau. Họ chính là đội U-23 năm ngoái đá giải vô địch U-22 Đông Nam Á, trong đó thắng U-19 Việt Nam 2-0 ở vòng bảng. Sau giải này, tập thể này vẫn đá nhiều trận giao hữu quốc tế, các giải quốc tế mời và họ tham dự giải vô địch Singapore (S- League) như một CLB hai mùa bóng nay.

Gặp Malaysia ở trận đấu mang tính quyết định, U-23 Việt Nam có những điều bất lợi thực tế mà thầy trò HLV Miura cần phải nhìn nhận ra. Đá với Malaysia trên chảo lửa Shah Alam cần một cái đầu lạnh và bản lĩnh.

 

Những trận giao hữu quốc tế gần đây của hai đội

 + U-23 Việt Nam: Thắng U-23 Indonesia 1-0, hòa U-23 Uzbekistan 0-0 và thua U-23 Thái Lan 1-3

+ U-23 Malaysia: Đọat Gold Cup tại Bangladesh khi thắng chủ nhà 3-2 trong trận chung kết, thua U-20 Myanmar 0-3, hòa U-23 CHDCND Triều Tiên 1-1.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm