Iraq lo sợ 'ác mộng' chất phóng xạ rơi vào tay IS

Theo mô tả trong các tài liệu vừa được công bố, vật chất bị mất thuộc loại nguồn phóng xạ nguy hiểm cao Ir-192 có hoạt động phóng xạ cao của SGS trong một nhà kho của Weatherford ở vùng Rafidhia thuộc tỉnh Basra.
SGS là tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm tra và chứng nhận. SGS ở đây là phòng thí nghiệm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, còn Weatherford là một công ty dịch vụ mỏ dầu của Hoa Kỳ.
Một quan chức cho biết có khoảng 10 g IR-182 dạng capsule nằm trong một vali cỡ laptop. Đây là phóng xạ nhóm 2 theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và được dùng để kiểm tra các lỗi trong đường ống gas và dầu.

Hiện tại không có thêm thông tin nào về vụ biến mất này và không có dấu hiệu thực tế nào cho thấy vật chất đã rơi vào tay nhóm khủng bố nhưng mọi bằng chứng đều chỉ tới một nguồn trong nước.

“Chúng tôi sợ rằng chất phóng xạ sẽ rơi vào tay quân IS” - một quan chức an ninh cấp cao từ chối nêu tên cho biết. “Chúng có thể gắn nó vào các chất nổ để tạo thành một quả bom bẩn”. “Không có ổ khóa hay cửa nào bị phá và không có bằng chứng về việc đột nhập bất hợp pháp”.

 Một bảng báo hiệu vật chất phóng xạ ở Anahelm, California ngày 17-3-2011. Ảnh: Reuters

Trước đó, vào thứ Tư, các báo cáo cho thấy nhà cầm quyền Bỉ đã tiết lộ đoạn video chứng minh rằng những kẻ tấn công Paria có “tham vọng mãnh liệt” về một cuộc tấn công hạt nhân ở châu Âu. Được phát hiện trong một vụ đột kích vào căn hộ của một trong những kẻ tình nghi, đoạn video dài 10 giờ đã bí mật ghi nhận cảnh ở nhà của giám đốc một chương trình nghiên cứu hạt nhân Bỉ.

Không nói về sự phân rã phức tạp cần thiết để tạo thành vũ khí hạt nhân, một quả bom bẩn sử dụng vật chất hạt nhân theo hình thức bom truyền thống để rải độc cả một khu vực.
Không chỉ gây ra nguy cơ bom bẩn, mối quan tâm an ninh chính mà vật chất còn đem lại rủi ro ở khu vực đông người đi bộ. Theo nhà vật lý David Albright, Chủ tịch Viện An ninh quốc tế và khoa học: “Sẽ là thảm họa nếu chúng đặt nó ở một số nơi đông người mà không có lớp bảo vệ. Chắc chắn là nó không gây ra sự chú ý. Bạn chỉ cần nói vài lời xin lỗi. Chúng sẽ lấy lại nó”.
Các nhóm chống phóng xạ đã được triển khai tới các mỏ dầu, các vùng giáp ranh biên giới và các sân phế liệu trong nỗ lực xác định vị trí vật chất bị mất nhưng cho đến nay vẫn trở về tay trắng. Một số nhóm cũng được phái đến các bệnh viện địa phương để tìm kiếm các nạn nhân có dấu hiệu nhiễm độc phóng xạ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới