Trong cơn bão số 9 vừa qua, rất nhiều kè ở các khu vực ven biển đã không chịu nổi trước sức công phá của những cơn sóng “khủng”. Hệ quả này, một phần xuất từ tình trạng thiếu thống nhất về mặt quy chuẩn kỹ thuật; ít nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về mặt thực địa để tạo ra một hệ thống kè đảm bảo chất lượng, “hiểu được con sóng” và đủ sức chịu đựng với những cấp sóng rất lớn, bảo vệ hiệu quả cho các khu dân cư ven biển.
Qua thực tế cho thấy hệ thống kè chống xâm thực cho làng chài Tiến Đức (xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, Bình Thuận) và kè lấn biển ở khu vực này là một trong những công trình hoạt động ổn định nhiều năm qua. Trong cơn bão số 9 vừa rồi, hệ thống kè này tiếp tục cho thấy tính ưu việt của nó khi xử lý được sức tác động của các con sóng lớn, bảo vệ sự bình yên, an toàn cho khu vực này.
Hệ thống kè này chịu lực rất tốt trước những con sóng lớn trong mùa mưa bão.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hải, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải - nhà đầu tư dự án lấn biển sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long (tại phường Đức Long, xã Tiến Lợi và xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, Bình Thuận), người trực tiếp đầu tư kinh phí và công nghệ cho các hệ thống kè trên đã chia sẻ một số kinh nghiệm xoay quanh vấn đề này.
Ông Hải cho hay khu vực thuộc dự án lấn biển sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị phường Đức Long (nơi tọa lạc của dự án Hamubay Phan Thiết, Bình Thuận) do công ty đang thực hiện có bãi cát rất đẹp nhưng cũng bị xâm thực nặng nề nhất. Vì thế ông và đội ngũ kỹ sư thực hiện dự án đã nỗ lực nghiên cứu, tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để gìn giữ vẻ đẹp tự nhiên quý báu này. Thực tiễn cho thấy hệ thống kè xây dựng ở khu vực này từ 10 năm qua, hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả.
Ông Hải cho hay hiện tại ở khu vực này, công ty đã và đang thi công hai dạng kè: Một là kè lấn biển, hai là kè chống xâm thực bờ biển. Kè lấn biển là kè bảo vệ bờ biển; còn kè chống xâm thực đi sát bờ để chống sự xói lở và bảo vệ bãi biển đang có. Để xây các hệ thống kè này, công trình đã qua quá trình phản biện của các nhà khoa học và tiến hành cả giải pháp thử nghiệm mô phỏng để thiết kế kết cấu với các terapos và đanh lục giác có trọng lượng gấp đôi những thiết kế kè thông thường. Đây là sự khác biệt để làm nên sức chịu đựng của công trình kè khi thiên nhiên giận dữ.
Các chân đanh hình lục giác của hệ thống kè này được đúc với trọng lượng gấp đôi so với các chân đanh đang sử dụng ở các kè thông thường.
Giải pháp đáng chú ý của công trình là không xây theo kiểu dựng đứng các chân kè mà làm theo dạng mái nghiêng (có tỉ lệ nghiêng 1/5 hoặc 1/6). Độ nghiêng này nhằm để cho các con sóng leo lên được mà không đập thẳng vào chân kè, từ đó giảm được lực tác động của sóng, không gây tức sóng.
Theo ông Hải, khi con sóng vào sẽ hoạt động theo nguyên lý trên, đồng thời mang cát bồi vào bờ, góp phần tôn tạo thêm bờ và bãi biển. Cách thức hoạt động này thường được gọi là “động cơ cát” được nhiều nước tiên tiến trên thế giới (như Hà Lan, Nhật Bản) áp dụng và phát huy hiệu quả rõ rệt.
Cùng với giải pháp kỹ thuật trên, ông Nguyễn Hải cũng cho biết chủ đầu tư rất chú trọng đến việc bảo vệ thảm thực vật trên bề mặt nhằm cố kết địa chất tốt hơn cho bãi biển. “Trong quá trình thi công, chúng tôi đảm bảo không triệt tiêu thảm thực vật trên bãi biển. Đồng thời luôn có lực lượng gom dọn rác thải nguy hại, không cho chúng ảnh hưởng đến sự sống của các thảm thực vật này”, ông Hải nói và nhấn mạnh tất cả các giải pháp trên là để thực hiện nguyên lý “thuận tự nhiên”, hòa hợp với thiên nhiên mà ông đang theo đuổi và hiện thực hóa trong các dự án của mình.
Dự án Hamubay Phan Thiết tọa lạc ở một vùng có bãi biển đẹp và được bảo vệ bởi hệ thống kè rất chắc chắn, khoa học.
Hiện đoạn kè còn lại với chiều dài khoảng 550 m, công ty đang tập trung thi công và dự kiến sẽ hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2019. Hệ thống kè này khi hoàn thiện được ví như bộ chân đế vững chắc của khu vực mà dự án Hamubay Phan Thiết đang tọa lạc. Hệ thống kè này sẽ vừa bảo vệ được bờ biển, vừa phát huy tác dụng về bồi lắng như chúng tôi nói ở trên là "động cơ cát" để bãi biển ngày một đẹp hơn.