Theo thống kê của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), năm 2014 có 61 sản phẩm thuốc bị đình chỉ lưu hành và thu hồi vì vi phạm quy định về tiêu chuẩn chất lượng. “Phải thừa nhận trên thị trường hiện vẫn lưu hành một lượng nhỏ thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Chúng tôi cam kết sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng thuốc, ở cả khâu tiền kiểm và hậu kiểm; xử phạt nghiêm những DN nhập khẩu, phân phối thuốc kém chất lượng”. TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), khẳng định như thế.
. Phóng viên: Mới đây, đầu năm 2015, thêm bảy công ty nước ngoài bị phát hiện có các lô thuốc nhập khẩu kém chất lượng. Vậy Cục đã có biện pháp xử lý như thế nào?
Cụ thể, năm 2014 có bảy công ty nước ngoài có các lô thuốc kém chất lượng đã bị thu hồi hoặc buộc tái xuất, đồng thời còn bị xử lý bổ sung bằng cách tạm tước giấy phép hành nghề hoặc tạm dừng xem xét hồ sơ thuốc nhập khẩu. Ngày 19-1-2015, có bảy công ty nước ngoài (năm của Ấn Độ, một của Pakistan, một của Hong Kong) cũng bị xử lý như vậy do vi phạm về chất lượng thuốc.
. Dù ngành đã có biện pháp mạnh như trên nhưng tình trạng thuốc kém chất lượng vẫn còn. Với những công ty vi phạm nhiều lần, Cục Quản lý dược có tính đến biện pháp mạnh tay hơn như việc chấm dứt cấp phép nhập khẩu, phân phối thuốc vĩnh viễn không?
+ Việc xử lý vi phạm phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế vì hiện nay Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong thời gian qua, với những công ty có thuốc vi phạm lần thứ hai thì bị dừng xem xét hồ sơ thuốc nhập khẩu trong vòng một năm.
Năm 2015, ngành chức năng cam kết mạnh tay với thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong ảnh: Lực lượng chức năng đang xử lý một vụ mua bán thuốc giả.Ảnh: TL
. Còn DN trong nước vi phạm thì bị xử phạt ra sao?
+ Trong số 61 sản phẩm thuốc bị thu hồi, đình chỉ hoặc buộc phải tái xuất năm 2014 có cả thuốc sản xuất trong nước. Chúng tôi quản lý chất lượng thuốc theo một quy chế chung, không phân biệt thuốc sản xuất trong nước hay thuốc nhập khẩu. Do đó, công ty trong nước có thuốc vi phạm chất lượng cũng bị xử lý kỷ luật tương tự.
. Năm 2015, ngành dược sẽ có những biện pháp mạnh mẽ nào hơn nữa để đảm bảo chất lượng thuốc cho người bệnh?
+ Chúng tôi cam kết sẽ kiên quyết chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Xử phạt nghiêm, không dung túng, bao che những công ty cung cấp thuốc kém chất lượng cho người bệnh. Những DN từng có thuốc bị phát hiện vi phạm chất lượng thì sẽ bị kiểm tra 100% các lô hàng thuốc chứ không riêng lô hàng vi phạm. Đây cũng là biện pháp nhằm tiền kiểm, loại bỏ sản phẩm kém chất lượng. Ngoài xử phạt thì việc thông tin tên DN trên phương tiện thông tin đại chúng cũng là một hình thức xử phạt bổ sung.
. Xin cám ơn ông.
Giá thuốc có thể giảm Theo số liệu thống kê từ 28 Sở Y tế và 12 bệnh viện trung ương, sau khi triển khai đấu thầu thuốc thì giá thuốc giảm 30%-35%. Hiện nay, thuốc nhập khẩu, đặc biệt là thuốc biệt dược, thuốc còn bản quyền chiếm 38%. Những mặt hàng thuốc này có giá trung bình cao hơn giá thông thường 32%. Nếu chúng ta sản xuất được các thuốc generic (thuốc hết bản quyền) chất lượng tốt, thay thế một phần các thuốc này thì giá thuốc trong nước sẽ giảm, về lý thuyết là 32%. Đồng thời, cố gắng trong năm 2015 ít nhất có một trung tâm phân phối thuốc. Khi thuốc không phải qua nhiều khâu trung gian thì chắc chắn sẽ giảm. TS TRƯƠNG QUỐC CƯỜNG, Cục trưởng Thu hồi 38 thuốc có hoạt chất Lysozyme Cục phó Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Đỗ Văn Đông ngày 30-1 cho biết cơ quan này vừa có văn bản gửi các Sở Y tế, các bệnh viện… yêu cầu đình chỉ và thu hồi các loại thuốc chứa hoạt chất Lysozyme trên phạm vi cả nước. Nguyên nhân dược chất Lysozyme có lợi ích trong điều trị không cao hơn so với nguy cơ do thuốc gây ra. Hiện trên cả nước có 38 loại thuốc chứa hoạt chất Lysozyme đang được cấp đăng ký lưu hành. Thuốc chứa hoạt chất Lysozyme thường được chỉ định cho những trường hợp khó bài xuất đàm, viêm xoang mạn tính, phù nề, chảy máu trong hoặc sau các cuộc tiểu phẫu… HUY HÀ Theo Cục Quản lý dược, tỉ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng năm 2014 tiếp tục giảm. Cụ thể, thuốc giả giảm ở mức 0,1% năm 2010 xuống còn 0,02%, thuốc kém chất lượng giảm ở mức 3% năm 2010 xuống còn 2,8%. |