Không được khiếu nại kháng nghị giám đốc thẩm

Quyết định này yêu cầu Hội đồng Thẩm phán xem xét lại vụ án tranh chấp hợp đồng hứa thưởng theo hướng hủy cả hai bản án buộc phía bị đơn phải trả 55 tỉ đồng tiền hứa thưởng về việc đòi nhà.

Vấn đề tố tụng đặt ra là đương sự trong vụ án dân sự có quyền khiếu nại quyết định kháng nghị GĐT không?

Kháng nghị GĐT là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Hiện nay không có quy định nào cho phép đương sự có quyền khiếu nại đối với quyết định kháng nghị GĐT của người có thẩm quyền kháng nghị. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 330 BLTTDS thì đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị GĐT nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được tòa sơ thẩm, phúc thẩm yêu cầu giao nộp hoặc đã yêu cầu nhưng đương sự không giao nộp được vì lý do chính đáng…

Như vậy, trong mọi trường hợp, khi người có thẩm quyền kháng nghị GĐT thì các bên đương sự không có quyền khiếu nại đối với quyết định này mà chỉ có thể cung cấp hoặc giải trình thêm về nguồn gốc cũng như tính hợp pháp của chứng cứ nói chung.

Vì sao luật không cho đương sự quyền này? Điều 325 BLTTDS quy định: GĐT là xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực nhưng bị kháng nghị GĐT. Tức GĐT thực chất là hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực chứ không phải xét xử vụ án như thủ tục tố tụng tại tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

Khi nói đến hoạt động GĐT, nhà làm luật không dùng khái niệm “xét xử” mà là “thủ tục xét lại bản án”. Bởi lẽ GĐT là xem xét về tính hợp pháp trong quy trình tố tụng vụ án của nội bộ hệ thống tư pháp chứ không phải phán quyết (xử) về quyền và nghĩa vụ của đương sự. Vì vậy, các đương sự không có quyền khiếu nại quyết định kháng nghị vốn là một thủ tục bắt buộc và mang tính tiền đề cho việc mở phiên tòa GĐT nhằm xét lại tính hợp pháp trong quy trình tố tụng một vụ án của nội bộ hệ thống tòa án.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới