Bên cạnh nhà chung cư, Bộ Xây dựng muốn tới đây người nước ngoài cũng được phép mua các loại hình nhà ở riêng lẻ khác.
“Chúng tôi đề xuất điều này có thể Bộ Xây dựng không vừa ý, song chúng ta không nên mở rộng cho người nước ngoài được mua nhà đơn lẻ, biệt thự tại Việt Nam”.
Đó là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu trước đề xuất mở rộng đối tượng cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam đang được Bộ Xây dựng đưa vào dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.
Theo đó, thay vì chỉ được sở hữu nhà chung cư trong thời hạn 50 năm, Bộ Xây dựng muốn cá nhân, tổ chức người nước ngoài tới đây sẽ được sở hữu không hạn chế về số lượng và loại hình nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch.
Được biết, một trong những mục tiêu quan trọng của việc nới lỏng này là nhằm tháo gỡ khó khăn, giải phóng hàng tồn kho và tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển trong tương lai.
Cách đây không lâu, khi góp ý cho dự thảo này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng từng chia sẻ “Chúng ta có tư duy trì trệ, sợ họ mua nhà rồi "chiếm" Việt Nam. Thực ra khối bất động sản bị tồn đọng mà tôi giải trình trước Quốc hội chủ yếu là căn hộ cao cấp. Nhiều biệt thự để trống mà số lượng người nước ngoài vào định cư ở Việt Nam khi ta hội nhập quốc tế đang tăng lên. Họ mua thì cũng chẳng chết ai”.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, lượng tiền nằm ở khối nước ngoài khá lớn, vậy cớ sao không cho phép người nước ngoài được sở hữu ở Việt Nam. Chúng ta cũng không nên lo ngại họ mua rồi mang cho, tặng vì theo ông, đã mua thì chả ai mang đi biếu.
“Cần cho người ta mua bình thường 50 - 70 năm theo luật Việt Nam, rồi sau đó hết hạn thì mời anh đi. Nếu ta mở, chắc chắn sẽ có nhiều người nước ngoài mua lắm. Hiện ta có đến 130.000 người Hàn Quốc ở Việt Nam, họ nói phải thuê nhà ở vì không mua được nhà. Thuê thì bắt buộc họ lậu thuế, trốn thuế, thuê 10.000 USD nhưng viết giấy chỉ có 2.000 USD”, Bộ trưởng Vinh nói.
Khi đó, đề xuất này cũng đã nhận được sự đồng thuận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi theo quan điểm của người đứng đầu Chính phủ, loại trừ đối tượng người nước ngoài bị kiểm soát an ninh, còn lại là được mua nhà, không nên phân biệt nhà chung cư hay riêng lẻ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, ở nhiều quốc gia khác, trong giai đoạn đầu mở cửa, họ chỉ cho người nước ngoài mua chung cư và cũng chỉ ở một khu vực nhất định.
“Ở Singapore, 5 năm đầu người ta chỉ cho mua chung cư, 5 năm sau mới mở rộng thêm nhưng cũng đánh thuế rất mạnh. Ở Việt Nam mình, trong giai đoạn an ninh, bất ổn bên ngoài đang tiềm ẩn khó lường thì không nên mở rộng cho người nước ngoài được mua nhà đơn lẻ, biệt thự vì sau này sẽ khó kiểm soát”, ông Châu kiến nghị.
Điều đáng nói ở đây, trong khi Bộ Xây dựng và một số bộ, ngành liên quan khác viện dẫn rằng, một trong những lý do cần mở rộng diện mua nhà của người nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải phóng hàng tồn kho là các bất động sản cao cấp.
Tuy nhiên, người phản bác lại đề xuất trên chính là Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM – tổ chức đại diện cho hàng chục doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản tại thành phố có quy mô thị trường lớn nhất cả nước
Đó là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM Lê Hoàng Châu trước đề xuất mở rộng đối tượng cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam đang được Bộ Xây dựng đưa vào dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.
Theo đó, thay vì chỉ được sở hữu nhà chung cư trong thời hạn 50 năm, Bộ Xây dựng muốn cá nhân, tổ chức người nước ngoài tới đây sẽ được sở hữu không hạn chế về số lượng và loại hình nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới, dự án bất động sản du lịch.
Được biết, một trong những mục tiêu quan trọng của việc nới lỏng này là nhằm tháo gỡ khó khăn, giải phóng hàng tồn kho và tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển trong tương lai.
Cách đây không lâu, khi góp ý cho dự thảo này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng từng chia sẻ “Chúng ta có tư duy trì trệ, sợ họ mua nhà rồi "chiếm" Việt Nam. Thực ra khối bất động sản bị tồn đọng mà tôi giải trình trước Quốc hội chủ yếu là căn hộ cao cấp. Nhiều biệt thự để trống mà số lượng người nước ngoài vào định cư ở Việt Nam khi ta hội nhập quốc tế đang tăng lên. Họ mua thì cũng chẳng chết ai”.
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, lượng tiền nằm ở khối nước ngoài khá lớn, vậy cớ sao không cho phép người nước ngoài được sở hữu ở Việt Nam. Chúng ta cũng không nên lo ngại họ mua rồi mang cho, tặng vì theo ông, đã mua thì chả ai mang đi biếu.
“Cần cho người ta mua bình thường 50 - 70 năm theo luật Việt Nam, rồi sau đó hết hạn thì mời anh đi. Nếu ta mở, chắc chắn sẽ có nhiều người nước ngoài mua lắm. Hiện ta có đến 130.000 người Hàn Quốc ở Việt Nam, họ nói phải thuê nhà ở vì không mua được nhà. Thuê thì bắt buộc họ lậu thuế, trốn thuế, thuê 10.000 USD nhưng viết giấy chỉ có 2.000 USD”, Bộ trưởng Vinh nói.
Khi đó, đề xuất này cũng đã nhận được sự đồng thuận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bởi theo quan điểm của người đứng đầu Chính phủ, loại trừ đối tượng người nước ngoài bị kiểm soát an ninh, còn lại là được mua nhà, không nên phân biệt nhà chung cư hay riêng lẻ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Lê Hoàng Châu, ở nhiều quốc gia khác, trong giai đoạn đầu mở cửa, họ chỉ cho người nước ngoài mua chung cư và cũng chỉ ở một khu vực nhất định.
“Ở Singapore, 5 năm đầu người ta chỉ cho mua chung cư, 5 năm sau mới mở rộng thêm nhưng cũng đánh thuế rất mạnh. Ở Việt Nam mình, trong giai đoạn an ninh, bất ổn bên ngoài đang tiềm ẩn khó lường thì không nên mở rộng cho người nước ngoài được mua nhà đơn lẻ, biệt thự vì sau này sẽ khó kiểm soát”, ông Châu kiến nghị.
Điều đáng nói ở đây, trong khi Bộ Xây dựng và một số bộ, ngành liên quan khác viện dẫn rằng, một trong những lý do cần mở rộng diện mua nhà của người nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải phóng hàng tồn kho là các bất động sản cao cấp.
Tuy nhiên, người phản bác lại đề xuất trên chính là Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM – tổ chức đại diện cho hàng chục doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản tại thành phố có quy mô thị trường lớn nhất cả nước
Theo vneconomy