Khuyến khích thương mại hoá các sáng chế do ngân sách đầu tư

Chiều ngày 26-10, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Một nội dung được nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho ý kiến là quyền đăng ký, sở hữu các sáng chế là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách. Đây cũng là một trong hai nội dung được Chính phủ xin ý kiến Quốc hội. 

Theo đó, đa phần các ĐBQH ủng hộ phương án một là cho các tổ chức chủ trì nghiên cứu có quyền đăng ký và sở hữu các sáng chế thay cho phương án hai là giữ nguyên quy định hiện hành là quyền này thuộc về cơ quan nhà nước.

Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ chiều ngày 26-10. Ảnh: TP

Các ĐB đều cho rằng, đây là cách làm mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Đặc biệt, quy định này sẽ khuyến khích các tổ chức chủ trì đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với phần kết quả nghiên cứu có khả năng bảo hộ và thúc đẩy thương mại hóa.

Các đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung thêm quy định “có thể thay đổi đơn vị, tổ chức sở hữu sáng chế khi không đủ khả năng khai thác thương mại hoá”…

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm Chính sách đã được thông qua.

Trong đó có các nội dung như: bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan; khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi cho việc đăng ký, xác lập quyền sở hữu công nghiệp; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm