Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán tại BHXH Việt Nam. Nội dung kiểm toán gồm: báo cáo tài chính năm 2015; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, đầu tư các quỹ bảo hiểm; việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính - kế toán, mua sắm tài sản theo quy định của Nhà nước.
Báo cáo kiểm toán cho thấy BHXH đã có hàng loạt tồn tại liên quan đến các vấn đề thực hiện kiểm toán.
Điển hình, tình trạng cấp trùng thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách xảy ra khá phố biến tại hầu hết các tỉnh, TP được kiểm toán. Tình trạng này đã được KTNN phát hiện từ nhiều năm trước vẫn chưa khắc phục.
Mặc dù số lượng cấp trùng thẻ BHYT có giảm so với các năm trước đây; tuy nhiên kết quả phát hiện vẫn còn hạn chế và việc cấp thẻ trùng vẫn tồn tại. Tống số thẻ BHYT cấp trùng sau kiểm toán là 116.096 thẻ, tương ứng sổ tiền 54 tỉ đồng.
KTNN chỉ ta hàng loạt tồn tại của BHXH Việt Nam. Ảnh: VIẾT LONG
Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng quỹ khám chữa bệnh (KCB) BHYT vẫn xảy ra ở các cơ sở khám, chữa bệnh; một số cơ sở KCB vẫn còn phát sinh chi trả không đúng chế độ quy định, vẫn còn có hiện tượng lợi dụng chính sách BHYT trong KCB, vai trò quản lý của cơ quan BHXH còn hạn chế trong việc kiếm soát, sử dụng quỹ KCB BHYT...
KTNN kiến nghị BHXH Việt Nam thu hồi sổ tiền chi phí khám chữa bệnh BHYT sai quy định trong năm 2014 với số tiền 21,4 tỉ đồng; năm 2016 là 4,3 tỉ đồng. Đồng thời, cần chấn chỉnh công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước…
Ngoài ra, tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH với số lượng lớn, tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ đọng tại các địa phương là gần 10.000 tỉ đồng, tăng hơn năm 2014 cả về tỷ lệ và số tiền.
Nguyên nhân nợ đọng do rất nhiều doanh nghiệp cố tình chây ì, không đóng BHXH, cơ quan BHXH chưa có thấm quyền xử phạt các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH. Doanh nghiệp tự giải thể phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh hoặc có chủ bỏ trốn không có khả năng thu hồi, do đó tình trạng thất thu các quỹ bảo hiếm không ngừng tăng.
Chi tiết về khả năng cân đối quỹ BHXH Quỹ Hưu trí - Tử tuất: Dự báo đến năm 2031 chênh lệch thu chi quỹ bắt đầu âm 35,9 ngàn tỉ đồng, đến năm 2047 quỹ bắt đầu mất cân đối, số dư quỹ âm 625,5 ngàn tỉ đồng; Quỹ Ốm đau - Thai sản: Dự báo đến năm 2025 chênh lệch thu - chi quỹ bắt đầu âm 1,4 ngàn tỉ đồng, đến năm 2035 quỹ bắt đầu mất cân đối, khi đó số dư quỹ âm 24 ngàn tỉ đồng; Quỹ Tai Nạn Lao Động - Bệnh nghề nghiệp: Dự báo quỹ này chưa mất cân đối và có kết dư ngày càng tăng, dự báo số dư quỹ đến năm 2025 là 61,2 ngàn tỉ đồng. Khả năng cân đối quỹ BHYT Năm 2015 số dư quỹ BHYT tăng 11.938 tỷ đồng, do đó số kết dư quỹ BHYT chuyển sang năm 2016 là 49.283 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng cân đối quỹ BHYT phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố khách quan như chính sách y tế, xã hội của Nhà nước, mức thu đóng của người tham gia, chính sách về giá viện phí, tác động của giá thuốc, vật tư y tế... do đó rất khó khăn trong việc tính toán, dự báo về tình hình cân đối quỹ trong dài hạn. Theo báo cáo của BHXH thì 6 tháng đầu năm 2016 có 37 tỉnh có số chi vượt quỹ KCB với tổng số tiền vượt quỹ gần 3.400 tỉ đồng. Với tốc độ chi vượt quỹ như vậy, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì đến cuối năm 2016 có thể số chi vượt quỹ KCB lên đến 7.000 tỉ đồng. Dự báo quỹ tiếp tục mất cân đối. |