Vì vậy, ngày An toàn Internet diễn ra hàng năm như một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin cá nhân trong thế giới số. Mới đây, các chuyên gia của Kaspersky đã cung cấp một số lời khuyên giúp người dùng bảo vệ dữ liệu cá nhân trên Internet.
Vào năm 2023, nhiều cuộc tranh luận liên quan đến lệnh cấm một số ứng dụng phổ biến đã diễn ra tại Brazil, Ireland và Nhật Bản.
Tại Hoa Kỳ, các cuộc thảo luận về việc ban hành lệnh cấm truy cập TikTok đã dẫn đến những hạn chế của ứng dụng trên các thiết bị do chính phủ Hoa Kỳ cấp ở hơn một nửa số bang. Nhưng không phải lúc nào người dùng cũng sẵn sàng từ bỏ các ứng dụng yêu thích của mình.
Đối mặt với các lệnh cấm, họ chọn sử dụng các ứng dụng thay thế để truy cập nội dung yêu thích, chẳng hạn như cài đặt các ứng dụng thay thế hoặc các phiên bản lậu.
Những phiên bản này thường thiếu các chức năng cơ bản, các chính sách bảo mật mơ hồ hoặc vi phạm hoàn toàn quyền của người dùng. Ngoài ra, sau một thời gian nhiều ứng dụng có xu hướng biến mất trên các cửa hàng ứng dụng vì nhiều lý do khác nhau như không đủ số lượng người dùng, điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu nhạy cảm có thể rơi vào tay bên thứ ba.
26 tỉ hồ sơ bị rò rỉ, làm sao để kiểm tra dữ liệu của bạn có bị lộ không?
(PLO)- Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện hơn 26 tỉ hồ sơ bị rò rỉ liên quan đến Twitter, Dropbox, LinkedIn, Adobe, Canva, Telegram, Zing…
Để hạn chế tình trạng rò rỉ dữ liệu cá nhân, các chuyên gia của Kaspersky hướng dẫn người dùng một số mẹo sau:
1. Xem xét kỹ lưỡng trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào
Việc vội vàng tìm các ứng dụng thay thế những ứng dụng bị cấm có thể khiến bạn dễ bị rò rỉ thông tin. Trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng nên cân nhắc những ưu và nhược điểm, đồng thời lựa chọn các cửa hàng ứng dụng chính thống.
2. Hãy tìm hiểu về chính sách quyền riêng tư của ứng dụng
Khi đọc chính sách quyền riêng tư của ứng dụng, điều quan trọng nên kiểm tra xem ứng dụng có tôn trọng quyền của người dùng hay không và liệu ứng dụng chỉ thu thập dữ liệu mà họ được cấp quyền hay không. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng người dùng có thể liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng và yêu cầu họ xóa thông tin cá nhân.
3. Chia sẻ dữ liệu quá mức không phải là lựa chọn an toàn
Người dùng nên hạn chế cấp quyền truy cập dữ liệu cho ứng dụng vì điều này có khả năng dẫn đến nguy cơ tiết lộ, hoặc lạm dụng dữ liệu cá nhân. Hơn nữa, một khi dữ liệu được chia sẻ, rất khó kiểm soát việc phân phối và sử dụng dữ liệu đó, điều này cũng sẽ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng lâu dài đến quyền riêng tư.
Để ngăn chặn những sự cố này, người dùng nên cân nhắc giới hạn quyền truy cập vào nguồn dữ liệu cá nhân như hình ảnh, danh bạ và vị trí, đối với những ứng dụng có thể hoạt động mà không cần đến nguồn thông tin này.
Điều này cũng áp dụng cho bộ phận thu âm thanh, hạn chế quyền truy cập micro sẽ đảm bảo ứng dụng không thu thập thông tin khi “lắng nghe” những đoạn hội thoại của người dùng.
4. Cài đặt các giải pháp bảo mật
Các giải pháp bảo mật hiện đại có thể chặn ứng dụng truy cập thông tin cá nhân, cảnh báo người dùng nếu số điện thoại và dữ liệu của họ bị rò rỉ.
Nhìn chung, trên đây là 4 giải pháp cơ bản và đơn giản để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên Internet. Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Cập nhật ngay iOS 17.3 để bảo vệ iPhone khi bị đánh cắp
(PLO)- Mới đây, Apple đã chính thức phát hành bản cập nhật iOS 17.3, đi kèm theo đó là tính năng Stolen Device Protection giúp bảo vệ iPhone khi bị đánh cắp.