Máy bay điện chở hàng tự động đầu tiên cất cánh

(PLO)- Mới đây, Moya Aero là một công ty vận tải hàng không trẻ đã cho cất cánh máy bay eVTOL điện chở hàng tự động đầu tiên ở Mỹ Latinh.

Moya Aero là một công ty vận tải hàng không trẻ ở Brazil đã cách mạng hóa hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng chiếc máy bay điện có tên gọi là eVTOL tự bay hạng nặng (cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện).

Máy bay điện eVTOL là một máy bay không người lái tự động công suất cao. Ảnh: Moya Aero.

Hiện nay, với nhu cầu của thị trường chuyển phát nhanh không ngừng phát triển trên toàn thế giới nói chung và Brazil nói riêng.

Mặt khác, FINEP- một tổ chức chính phủ hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới, đã tích cực tham gia tài trợ cho nguyên mẫu máy bay eVTOL của Moya Aero.

Do đó việc áp dụng các công nghệ mới là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sự phát triển của dịch vụ vận chuyển hàng hóa đồng thời hướng tới mục tiêu số 0 ròng.

Được biết, vào ngày 15 tháng 11 vừa qua Giám đốc điều hành công ty Moya Aero ông Alexandre Zaramela và cũng người đã thiết kế chiếc máy bay điện eVTOL đã điều phối chuyến bay đầu tiên của mình. Máy bay điện eVTOL là một máy bay không người lái tự động công suất cao.

eVTOL được thiết kế để trở thành phương tiện bay tự hành, chạy hoàn toàn bằng điện. Ảnh: Moya Aero.

Chuyến bay của eVTOL diễn ra ở ngoại ô của Sao Jose dos Campos và đây là một trong những chuyến bay đầu tiên của một loạt các chuyến bay thử nghiệm phức tạp.

Được biết, Moya hiện đang bước vào giai đoạn chứng nhận, với hy vọng sẽ bắt đầu triển khai dịch vụ thương mại của eVTOL không người lái vào năm 2026.

Mặc dù, công ty Moya Aero có thể còn trẻ, nhưng công ty mẹ của nó thì không. Công ty mẹ là ACS Aviation được liên kết với một số dự án tiên phong, bao gồm SORA-e, máy bay điện có người lái đầu tiên được chế tạo và bay ở Nam bán cầu (2015); Máy bay thể thao hạng nhẹ đầu tiên được chứng nhận ở Trung Quốc, với sự hợp tác của các cơ quan hàng không Trung Quốc.

eVTOL có tầm hoạt động hơn 100 km (68 dặm) trong một lần sạc. Ảnh: Moya Aero.

Moya eVTOL được thiết kế để trở thành phương tiện bay tự hành, chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên có công suất cao được chế tạo ở Nam bán cầu.

Máy bay eVTOL nhắm vào ngành công nghiệp hậu cần nói chung và các doanh nghiệp nông nghiệp để phủ bụi cho cây trồng.

Máy bay eVTOL được thiết kế như một giải pháp thay thế hiệu quả hơn, không phát thải, không người lái nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và hàng hóa.

eVTOL tự động này có sải cánh dài 23 foot (7 mét). Moya Aero.

Máy bay không người lái eVTOL tự động này có sải cánh dài 23 foot (7 mét) tự hào có tầm hoạt động hơn 100 km (68 dặm) trong một lần sạc.

Máy bay eVTOL có tải trọng 200 kg (441 lbs). Khi sử dụng trong hoạt động nông nghiệp, eVTOL có thể chở tới 160 lít (42 gallon) và tuyên bố sẽ tăng năng suất phun bụi cho cây trồng lên đến sáu lần do độ chính xác phun tăng lên.

Ngoài trọng tải cao hơn và độ chính xác được nâng cấp, máy bay eVTOL không người lái chở hàng còn tự hào về lợi ích của việc vận hành không phát thải và eVTOL cũng được cho là tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với máy bay trực thăng thông thường.

Mặc dù chiếc máy bay eVTOL này tới năm 2026 mới triển khai dịch vụ nhưng hiện đã nhận được thư bày tỏ ý định mua hơn 100 chiếc. Ảnh: Moya Aero.

Mặc dù chiếc máy bay eVTOL này tới năm 2026 mới triển khai dịch vụ nhưng hiện nay công ty Moya Aero đã nhận được thư bày tỏ ý định mua hơn 100 chiếc eVTOL.

Moya tin rằng họ sẽ tung ra thị trường và bán được hơn 1.000 chiếc eVTOL trong những năm tới, mang lại doanh thu vượt quá 2 tỷ USD.

Hiện tại, eVTOL chở hàng của Brazil đang chuẩn bị cho một giai đoạn chuyên sâu của các chuyến bay thử nghiệm nhằm khẳng định vị thế tiên phong của mình trong toàn khu vực.

Theo Autoevolution

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới