Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu leo dốc

(PLO)- Theo ghi nhận của VIS Rating, lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp của nhóm ngân hàng có xu hướng nhích lên trong tháng 11 sau nhiều tháng đi ngang. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo mới nhất về thị trường trái phiếu do Công ty chứng khoán MBS vừa công bố cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu tháng 11 tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên có xu hướng giảm kể từ tháng 9.

Lãi suất huy động khó giảm thêm

Tính đến ngày 22-11, tổng giá trị trái phiếu phát hành thành công trong tháng 11 ước đạt hơn 20.000 tỉ đồng, giảm 32% so với tháng trước

Hoạt động phát hành chậm lại dần từ tháng 9 năm nay. Đa phần các đợt phát hành trong tháng đến từ nhóm tài chính – ngân hàng, chiếm hơn 48% lãi suất vào khoảng 6,4% - 8%/năm.

Theo MBS, lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp của nhóm ngân hàng có xu hướng nhích lên trong tháng 11 sau nhiều tháng đi ngang. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy lãi suất huy động của ngân hàng khó giảm thêm nữa.

Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 11 tăng mạnh.
Lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong tháng 11 tăng mạnh.

Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp lũy kế 11 tháng, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 233.000 tỉ đồng đồng, giảm 8% so với cùng kỳ.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bình quân trong 11 tháng năm nay đạt 8,5%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 109.600 tỉ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. Lãi suất bình quân của trái phiếu ngân hàng là 6,8%/năm.

Xếp sau là nhóm ngành bất động sản với tổng giá trị phát hành đạt 73.100 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lãi suất bình quân của trái phiếu bất động sản vẫn là 9,7%/năm.

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản còn yếu

Theo Công ty CP Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating), lợi nhuận của các công ty phát triển dự án bất động sản nhà ở niêm yết đã sụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm nay trong bối cảnh thị trường suy thoái. Khả năng trả nợ đang duy trì mức yếu do suy giảm dòng tiền từ doanh số mở bán mới.

Dù năm 2023 chưa kết thúc nhưng VIS Rating cho rằng kết quả kinh doanh của các công ty bất động sản năm nay sẽ giảm đáng kể so với năm ngoái. Theo nhiều chuyên gia dự báo, thị trường địa ốc sẽ ấm dần hơn trong nửa cuối năm sau, khi các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ có hiệu lực.

Trong 9 tháng đầu năm nay, các công ty bất động sản đã niêm yết trên sàn chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về doanh thu và lợi nhuận, lần lượt 38% và 81% so với cùng kỳ năm ngoái do doanh thu dự án sụt giảm.

Doanh số bán căn hộ phục hồi nhẹ trong quý III-2023 nhưng vẫn ở mức thấp so với các năm trước.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, các cơ chế, chính sách thúc đẩy cho thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu được thẩm thấu. Lượng giao dịch trên toàn thị trường tăng dần theo thời gian. Tổng giao dịch quý I, II, III lần lượt là 2.700, 3.700 và 6.000.

Một số tỉnh thành có kinh tế phát triển, chú trọng thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giao thông và có nhiều nguồn cung phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng như Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, TP.HCM đã bắt đầu xuất hiện nhiều điểm sáng hơn trong bức tranh tổng thể của thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều địa phương tích cực vào cuộc, chung tay gỡ rối cùng doanh nghiệp bất động sản như Hà Nội, Hải Dương, Đồng Nai… Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng và đáng ghi nhận. Nhìn chung, thực trạng sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên chưa phải hoàn toàn và trên diện rộng.

Những nỗ lực từ Chính phủ, các bộ ngành, hệ thống ngân hàng, bản thân doanh nghiệp bất động sản… đã góp phần tích cực nhằm "giữ” thị trường địa ốc. Thị trường chưa đủ lực để có thể vượt d phần nào đã thoát khỏi nguy cơ “mất phanh”.

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm