Anh Đỗ Văn Dương (SN 1972) chồng chị Ngoan cho biết: Trưa ngày 29/3, chị Vũ Thị Ngoan bị đau bụng. Gia đình thấy chị Ngoan có biểu hiện bị đau ruột thừa nên đã đưa chị Ngoan vào Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành cấp cứu.
Đến khoảng 15h, chị Ngoan được bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh. Sau khi tiêm thuốc khoảng 10 phút, chị Ngoan có biểu hiện khó thở, tím tái, sùi bọt mép, ngừng tim, ngừng thở. Các bác sĩ đã cấp cứu cho bệnh nhân nhưng chị Ngoan không có dấu hiệu tỉnh táo hơn nên được chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương để điều trị tiếp.
Khi vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, chị Ngoan trong tình trạng nguy kịch nên các bác sĩ tại đây đã chuyển chị Vũ Thị Ngoan lên khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Tuy nhiên, do bệnh nặng, nạn nhân Ngoan đã tử vong vào 17h ngày 1/4.
Bệnh viện đa khoa Kim Thành
Trao đổi về nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Vũ Thị Ngoan, bác sĩ chuyên khoa 1, Nguyễn Văn Di, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành cho biết, bệnh nhân Vũ Thị Ngoan bị sốc phản vệ với kháng sinh Savisime 1,25g. Theo đó, vào hồi 12h25, ngày 29/3, chị Vũ Thị Ngoan nhập viện do đau bụng mạn sườn phải, hạ vị và đái ra máu ngày thứ nhất. Thăm khám cho thấy, toàn trạng ổn định, da niêm mạc bình thường, không phù, không sốt, mạch 70 lần/phút, HA 120/70 mm Hg, nhịp thở 20 lần/phút. Tim đều rõ, phổi rì rào phế nang êm dịu. Bụng mềm không chướng, ấn điểm niệu quản trên đau. Chị Ngoan có tiền sử hen phế quản nhưng chưa có tiền sử dị ứng thuốc. Chẩn đoán khi vào viện, chị Ngoan bị viêm đường tiếu niệu do sỏi niệu đạo. Bệnh nhân được nằm theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại.
Đến 14h30 bệnh nhân đau bụng mạn sườn và tiểu máu, tiểu buốt. Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh Savixime 1,25g, tiêm tĩnh mạch. Sau khi thử test kháng sinh có kết quả âm tính, bệnh nhân đã được tiêm kháng sinh trên theo chỉ định. Tuy nhiên sau khi tiêm kháng sinh khoảng 10 phút, Bệnh nhân tím tái, khó thở, sùi bọt mép, mạch nhanh nhỏ khó bắt, ngừng tim, ngừng thở. Các bác sĩ điều trị đã xác định bệnh nhân bị sốc phản vệ rất nặng. Sau đó, bệnh nhân được xử trí cấp cứu theo đúng phác đồ, hồi sức tích cực, đặt nội khí quản,cấp cứu ngừng tuần hoàn. Sau khoảng 5 phút, bệnh nhân có nhịp thở, tim đập trở lại, có huyết áp. Tuy nhiên vẫn trong tình trạng nguy kịch, có thắt phế quản mạnh. Bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cựu, đảm bảo hô hấp, tuần hoàn và các chức năng sống. Lãnh đạo bệnh viện đã giải thích với
Bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành đã tiến hành họp hội đồng chuyên môn và kíp trực cấp cứu bệnh nhân để rút kinh nghiệm, đồng thời báo cáo Sở y tế Hải Dương và UBND huyện Kim Thành về vụ việc để xin ý kiến chỉ đạo”, Giám đốc Nguyễn Văn Di cho biết.