Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định 91/2019 quy định đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn sẽ bị phạt tiền theo diện tích tự ý chuyển, mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp đôi mức phạt trên.
Phạt nặng tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở phạt
Còn hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai lần mức phạt tại khu vực nông thôn.
Cạnh đó, người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Ảnh minh họa. Ảnh:PLO
Đối với hành vi chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ các điều kiện tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 (có Giấychứng nhận, đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất) thì sẽ bị xử như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đồ thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên.
Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 40 triệu đồng).
Cạnh đó, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, cho thuê lại đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất không đủ điều kiện trong thời gian vi phạm (Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Lấn chiếm đất bị phạt đến một tỉ đồng
Khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019 quy định trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn (trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức) sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích lấn chiếm.
Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị, mức xử phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức. Đồng thời, người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại đất đã lấn, chiếm.
Điều 32 Nghị định 91/2019 quy định cá nhân có hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy thuộc vào diện tích đất không sử dụng.
Mức phạt đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).
Cạnh đó, ngoài hình thức bị phạt tiền thì người vi phạm phải sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất.
Không đăng ký biến động bị phạt đến 20 triệu đồng Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra biến động tại khu vực nông thôn thì sẽ bi phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn. Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng). |