Làng đá mỹ nghệ nổi tiếng ở Đà Nẵng hội đủ 4 tiêu chí theo quy định Luật di sản văn hóa: Có tính hiện đại, thể hiện được bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng của văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự đề cử và cam kết bảo vệ
Trước đó, từ tháng 4/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã thành lập Hội đồng xét công nhận là lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống - làng nghề truyền thống đối với Làng đá mỹ nghệ Non Nước.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành trong khoảng giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVII. Trải bao vật đổi sao dời, làng nghề có tiếng trong vùng này vẫn tồn tại và phát triển. Hiện có 500 cơ sở sản xuất đa mỹ nghệ với gần 4000 lao động tập trung trong quần thể danh thắng ngũ Hành Sơn (Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Các cơ sở ở làng nghề có thể sản xuất được các sản phẩm được chế tác từ đá đa dạng về kiểu mẫu và kích cỡ theo yêu cầu. Làng nghề đặc biệt nổi tiếng với các sản phẩm tượng đá trang trí nội ngoại thất, linh vật, đá phong thủy…
Sản phẩm của làng nghề chủ yếu được bán trực tiếp cho khách tham quan các cơ sở sản xuất ở làng nghề khi ghé đến danh thắng Ngũ Hành Sơn. Còn lại khoảng 30% sản xuất theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Trong năm 2013, doanh thu của làng đá mỹ nghệ Non Nước đạt hơn 400 tỷ đồng.
Theo Khánh Hiền (Dân trí)