Lễ hội độc đáo: 4 trai tráng khiêng 1 con bò thui bọc lụa đi khắp làng

(PLO)- Đã thành thông lệ, cứ vào ngày 20 đến 22 tháng Giêng hằng năm là lễ hội văn hoá đặc sắc của người dân làng Thổ Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang).
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vào sáng sớm, từ đầu làng đã cảm nhận được không khí tưng bừng, náo nức nhưng cũng rất thành kính, tôn nghiêm của người làng Thổ Hà vào hội. Ai vào việc nấy, từ các bậc lão niên đến những em nhỏ tất thảy đều chỉnh tề trang phục lễ hội truyền thống.

Lễ hội Thổ Hà mang những nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và du khách thừa nhận, muốn trải nghiệm, khám phá văn hóa cổ truyền dân tộc hãy về làng Thổ Hà vào dịp lễ hội.

Lễ hội Thổ Hà được tổ chức hằng năm, nhưng trong chu kỳ 5 năm sẽ có hai lần mở hội lớn và tiến hành nghi lễ rước. Lễ hội hằng năm sẽ được tổ chức vào năm chẵn nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên dân làng tổ chức bù vào năm nay.

Lễ hội là dịp để người dân trong làng tỏ lòng biết ơn đối với Thánh thần và vị sư tổ Đào Trí Tiến, người có công truyền nghề gốm cho người dân trong làng từ khoảng thế kỷ 12. Lễ hội này còn duy trì, lưu giữ gần như nguyên vẹn những nghi thức mang đậm nét văn hóa độc đáo, cổ truyền của lễ hội xứ Bắc.

Phần lễ được tổ chức rất trọng thể và bài bản. Trong đó, lễ rước là điểm nổi bật trong hội làng Thổ Hà. Khi ấy, các xóm trong làng tổ chức rước kiệu ra đình gồm hàng trăm người, đều là nam thanh nữ tú, ai nấy đều ăn vận trang trọng, rực rỡ.

Tâm điểm của hội rước là ba ông Phúc - Lộc - Thọ cùng cặp Tiên đồng, Ngọc nữ do dân làng hóa trang. Dẫn đầu là đoàn múa lân, đội bát nhã đủ cả kèn, trống, nhị, thanh la tạo nên một không gian lễ hội vô cùng sôi động với đầy đủ màu sắc sặc sỡ và âm thanh náo nhiệt.

Người dân làng Thổ Hà (Bắc Giang) chuẩn bị tươm tất mọi việc từ sáng sớm. ẢNH: HOÀNG ANH

Người dân làng Thổ Hà (Bắc Giang) chuẩn bị tươm tất mọi việc từ sáng sớm. ẢNH: HOÀNG ANH

Dẫn đầu là đoàn múa lân, đội bát nhã đủ cả kèn, trống, nhị, thanh la. ẢNH: HOÀNG ANH

Dẫn đầu là đoàn múa lân, đội bát nhã đủ cả kèn, trống, nhị, thanh la. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ hội rất náo nhiệt. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ hội rất náo nhiệt. ẢNH: HOÀNG ANH

Đi sau ba ông Phúc - Lộc - Thọ có bốn ông Tổng Cờ, Tổng Kiếm, Tổng Tiết, Tổng Chiêng. Mỗi ông đại diện cho một đoàn quân. Tiếp sau đó là đoàn rước Kiệu Thánh và Kiệu Mẫu cùng bàn thờ ngai vị đi kèm với đội múa sinh tiền.

Lễ rước chỉ đi từ các xóm đến đình làng không xa, chỉ vài trăm mét nhưng phải mất vài giờ đồng hồ do nhiều nghi lễ kèm theo. Lễ vật dâng thánh thần gồm một con bò thui được phủ kín bằng lụa đào, do bốn trai đinh trang trọng dâng tế. Ngoài ra còn có rất nhiều lễ vật được các xóm, dòng họ, gia đình dâng lên thánh thần.

Lễ vật dâng gồm một con bò thui được phủ kín bằng lụa đào, do bốn trai đinh trang trọng dâng tế. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ vật dâng gồm một con bò thui được phủ kín bằng lụa đào, do bốn trai đinh trang trọng dâng tế. ẢNH: HOÀNG ANH

Khi đoàn rước đi qua các ngõ xóm, mỗi gia đình hai bên đường đều phải mở cửa để rước Thánh vào nhà. ẢNH: HOÀNG ANH

Khi đoàn rước đi qua các ngõ xóm, mỗi gia đình hai bên đường đều phải mở cửa để rước Thánh vào nhà. ẢNH: HOÀNG ANH

Một nguyên tắc đặc biệt đối với người Thổ Hà vào dịp lễ hội, trước lễ rước, những người tham gia đoàn rước đều phải “kiêng động phòng”. Những gia đình nào có việc tang không được tham gia đoàn rước. Điều đó đảm bảo cho sự thanh khiết và tỏ lòng thành kính đối với Thánh thần và Thành hoàng làng. Tuyệt đối không ai được phép đứng ở vị trí cao hơn đoàn rước.

Ngoài ra, khi đoàn rước đi qua các ngõ xóm, mỗi gia đình hai bên đường đều phải mở cửa và sửa soạn sẵn một mâm lễ vật hương hoa, trà quả, rượu thịt thật thịnh soạn để nghênh đón và rước Thánh vào nhà. Việc này, vừa thể hiện lòng thành kính đồng thời thể hiện ước vọng được thánh thần che chở, phù hộ cho điều may mắn, tốt lành đối với người dân trong làng.

Lễ hội làng Thổ Hà dịp đầu năm là lễ hội được người dân xung quanh quan tâm và chờ đón nhất. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ hội làng Thổ Hà dịp đầu năm là lễ hội được người dân xung quanh quan tâm và chờ đón nhất. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ rước chỉ đi từ các xóm đến đình làng không xa nhưng sẽ mất đến mấy tiếng đồng hồ. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ rước chỉ đi từ các xóm đến đình làng không xa nhưng sẽ mất đến mấy tiếng đồng hồ. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ vật của các gia đình chuẩn bị. ẢNH: HOÀNG ANH

Lễ vật của các gia đình chuẩn bị. ẢNH: HOÀNG ANH

Tại đình làng, chánh tế, thông xướng, độc chúc cùng toàn bộ các bô lão trong ban tế. Khi mọi người đã yên vị, cuộc tế mới được bắt đầu với những nghi thức long trọng.

Tất cả đều tỏ lòng thành kính mời Thánh về dự hội cùng dân làng và cầu xin Thánh phù hộ cho dân làng một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, xóm làng yên vui, gia đình hạnh phúc.

Sau khi mãn nhãn với các nghi thức tế lễ, người dân lại được đắm mình trong những làn điệu dân ca quan họ tình tứ, da diết của các liền anh, liền chị trên bến sông Cầu.

Lời ca da diết “người ơi, người ở đừng về” của các liền anh, liền chị cứ níu kéo, làm xốn xang lòng du khách thập phương. ẢNH: HOÀNG ANH

Lời ca da diết “người ơi, người ở đừng về” của các liền anh, liền chị cứ níu kéo, làm xốn xang lòng du khách thập phương. ẢNH: HOÀNG ANH

Thổ Hà là một làng gốc của nghệ thuật hát quan họ. Vào dịp hội, các liền anh, liền chị của các thôn lân cận cùng về dự hội trổ tài hát cả ngày lẫn đêm tại sân đình và trên thuyền tại bến sông.

Bên cạnh các hoạt động đặc sắc lễ hội, một điều cũng hết sức độc đáo, thể hiện lòng hiếu khách của người Thổ Hà mà mỗi người khi lần đầu tham dự đều không khỏi ngỡ ngàng.

Đó là, vào dịp lễ hội, gia đình nào cũng chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu để làm cỗ. Cỗ ở đây không chỉ dành cho các khách mời là người thân, bạn bè của gia chủ mà còn để mời du khách thập phương về dự hội. Người Thổ Hà quan niệm, dịp lễ hội mà mời được càng nhiều khách đến nhà thì cả năm đó gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Đặc biệt, trong mâm cỗ không thể thiếu món cầy tơ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm