Lễ vật cúng Giao thừa

Phan Kế Bính (1875-1921) trongViệt Nam phong tục, viết: "Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.

Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm.

Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa".

Theo Thượng tọa Thích Minh Hóa (chùa Minh PhướcHóc Môn, TP.HCM):

"Hằng năm theo phong tục cổ truyền Việt Nam, thiết lễ giao thừa tiễn năm cũ chúc mừng năm mới đến để mọi sự an lạc đến với tất cả mọi người. Đúng 12 giờ đêm đặt một hương án trước sân nhà.

Lễ vật gồm có: dĩa trái cây ngũ quả (bên trái), một bình bông (bên phải, từ ngoài nhìn vào), ba ly trà, ba ly rượu, ba dĩa mứt, một lư hương, ba cây nhang thơm, hai cây đèn, xôi, chè.

Giấy cúng kim ngân, tiền bạc, thổ thần, thổ địa, ngũ công tất cả các chư vị. Trong đó ngũ quả (theo miền Nam) gồm: cầu, dừa, đủ (đu đủ), xoài, thanh long; tượng trưng cho ngũ hành; ngũ hành tương sanh, ngũ hành tương khắc. Mọi người phải có niềm tin để cúng, cầu nguyện.

Thượng tọa Thích Minh Hóa làm lễ cúng Giao thừa trước sân chùa. Ảnh NT

Trước hết cầu nguyện cho quốc thái dân an, tất cả mọi người đều được vạn sự như ý từ đầu năm cho đến những cuối năm. Điều lành đem tới điều dữ tống đi. Cầu tài lộc đủ đầy, sức khỏe dồi dào, thanh tâm an lạc. Phước lộc thọ miên trường, bồ đề tâm mãn nguyện".

Lễ vật cúng Tất niên
Lễ vật cúng Tất niên
(PLO)- Lễ cúng tất niên thường diễn ra vào tháng Chạp âm lịch, thường từ mùng 2, có gia đình cúng tất niên vào ngày 30 Tết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm