Lễ vật cúng Tất niên năm Tân Sửu 2021

Vào dịp cuối năm, mọi người thường tổng kết, bày biện lễ vật để tạ ơn trời Phật, tổ tiên, Thần tài, Thổ địa… đã phù hộ, độ trì công việc hanh thông, buôn bán phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn. 

Mâm chay cúng Phật. Ảnh: NGUYỄN TÝ

Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam, sau một năm làm ăn buôn bán, cuối năm làm một mâm cỗ để trả ơn chư Phật, Thổ địa.

Một mâm chay cúng Phật gồm đĩa ngũ quả, bánh. Bàn cúng Phật nên để quay ra ngoài đường. Một lư hương, cặp đèn cầy, ba chung rượu, ba chung trà. Bình bông để bên tay phải, đĩa ngũ quả để chính giữa.

Bàn mặn cúng Thổ địa Thần tài.

Tất cả đồ cúng Thổ địa để quay vào trong. Năm chung rượu, năm chung trà. Bình bông để bên tay phải ông Địa. Heo quay, vịt quay để chính giữa. Xung quanh để bánh trái. Tốt nhất có bộ áo giấy cúng Thổ địa, Thần tài.

Còn trong dân gian, bày mâm lễ cúng tất niên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Hiện nay ở đô thị lớn như TP.HCM thường tổ chức tất niên tổ, khu phố, xóm... đây là nét văn hóa mới ở đô thị. Việc cùng nhau tổ chức tất niên để họp mặt hàn huyên thì đây còn là dịp để mọi người chia sẻ, bỏ qua những hiềm khích... của năm cũ để đón chào những điều tốt đẹp nhất cho năm mới...

Một số hình ảnh lễ vật cúng Tất niên:

Bình bông và đĩa ngũ quả không thể thiếu trong lễ vật cúng Tất niên hay cúng Giao thừa, Tân niên...

Mâm cúng bàn thờ gia tiên.

Và một mâm cúng giữa nhà

Cùng một bàn mặn cúng trước nhà.

 Bày biện mâm cổ cúng tất niên tổ, khu phố ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỄN TÝ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới