Theo dòng thời sự

Luật Quy hoạch, bài học từ một cuộc cách mạng

(PLO)- 10 năm trước, Ban chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết 13 “về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây lần đầu tiên, trung ương ra một chủ trương tổng thể như thế, về đủ loại kết cấu hạ tầng, từ giao thông, cung cấp điện, thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu, đô thị, đến hạ tầng thương mại, khu công nghiệp, thông tin, y tế, giáo dục…

Quy hoạch” được nhắc tới 18 lần trong nghị quyết này, nhấn mạnh là công cụ quan trọngđể quản lý nhưng cầnđược rà soát, điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ ngành, liên ngành, liên vùng trên phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Vấn đề là Nghị quyết 13 đặt ra tham vọng có thể xây dựng một Luật Quy hoạch chung để điều chỉnh tất cả loại quy hoạch ở đủ mọi ngành, lĩnh vực, vốn đã hình thành trong thời gian dài trước đó. Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua tháng 11-2017 nằm trong bối cảnh ấy.

Phải khẳng định rằng Luật Quy hoạch đã mang tới phương pháp luận, cách tiếp cận mới có tính cách mạng trong quy hoạch. Tuy nhiên, tính cách mạng ấy cũng dẫn đến hàng loạt xung đột tới các luật chuyên ngành và cả lợi ích nhóm. Điều này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc ấy dự báo “quy hoạch sẽ gặp nhiều va chạm”.

Nhưng giá trị của một đạo luật cách mạng không hoàn toàn nằm ở những khái niệm mới, quy phạm mới. Quan trọng và quyết định hơn cả là hiệu quả trên thực tế.

Mục tiêu trên hết của Nghị quyết 13 là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Hoàn thiện thể chế để nâng cao chất lượng quy hoạch, mà cụ thể ban hành một luật quy hoạch chung chỉ là giải pháp.

Tuy nhiên, thực tế năm năm triển khai đạo luật này cho thấy giải pháp lại đang là vật cản trên con đường tiến tới mục tiêu.

Báo cáo giám sát đang được thảo luận ở Quốc hội đã thẳng thắn nhận định: “Quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do Luật Quy hoạch còn bất cập, có quy định chưa phù hợp, chưa rõ ràng”.

Nếu phần kết quả đạt được thống kê với ba điểm, dung lượng gần 1.140 chữ thì thì phần tồn tại, hạn chế là sáu phần, gồm rất nhiều nội dung nhỏ với dung lượng gấp sáu lần, xấp xỉ 6.900 con chữ.

Kiểm điểm, rút kinh nghiệm về kết quả này, có lẽ khá sát là phát biểu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Minh Hoan, người mà nămnăm trước, cũng tại Quốc hội, khi còn là bí thư tỉnh ủy đã bấm nút thông qua luật quy hoạch: “Không thể có một quy hoạch phủ được hết toàn bộ. Nên chia thành hai mức độ, phần cứng là Nhà nước có thể can thiệp được và phần thứ hai chúng ta để một dung lượng không gian để thị trường tự điều chỉnh”.

Luật Quy hoạch được kỳ vọng là một cuộc cách mạng nhưng cách mạng thì có thể thành công và cũng có thể thất bại. Quan trọng là thất bại ấy không được tiếp tục cản trở sự phát triển.

Vậy thì trong lúc đợi sửa chữa, khắc phục bất cập của Luật Quy hoạch, Quốc hội cần cho phép Chính phủ thực hiện các biện pháp cần thiết, kể cả chưa được quy định trong Luật Quy hoạch và các luật liên quan để đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch trên cả nước. Các quy hoạch đã được phê duyệt trước đây tiếp tục có hiệu lực và được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn cũng như nhiệm vụ phát triển.

Đây cũng là kiến nghca đoàn giám sát, Quc hi từ chính bài học của mình năm năm trước nên bấm nút thông qua.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm