Lý do chứng khoán Nhật sụt giảm mạnh nhất trong 37 năm

(PLO)- Phiên giao dịch ngày hôm nay trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường chứng khoán Nhật Bản chứng kiến phiên sụt sâu nhất kể từ năm 1987. Nguyên nhân đến từ động thái bất ngờ của Ngân hàng Trung ương nước này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trên sàn chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 4.451,28 điểm, tương đương 12,4%, đóng cửa ở mức 31.458,42 điểm. Đây là phiên hạ sâu nhất kể từ ngày thứ hai đen tối hồi tháng 10-1987. Khi đó, chỉ số Nikkei giảm 14,9%.

Diễn biến này nối tiếp xu hướng giảm từ phiên ngày giao dịch thứ năm tuần trước, ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) nâng mạnh lãi suất cơ bản đồng yên, từ mức 0,1% đã được duy trì suốt nhiều năm lên 0,25%. Đồng thời BOJ cũng nói đến việc sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay.

Lý do chứng khoán Nhật sụt giảm mạnh nhất trong 37 năm
Những yếu tố bên ngoài kéo chứng khoán Nhật và châu Á sụt giảm - Ảnh: CNN

Cổ phiếu tài chính – ngân hàng bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán Nhật. Cổ phiếu Mizuho Financial Group hạ 19.7%, Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 17,8%, Resona Holdings 19.5% và Sumitomo Mitsui Financial Group mất 15.5% giá trị.

Cổ phiếu nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Nhật đồng loạt hạ sâu, cổ phiếu Toyota hạ 13,7%.

Không chỉ tại Nhật Bản, các chỉ số quan trọng của các thị trường tài chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương hôm nay cũng giảm mạnh. Chỉ số cổ phiếu TAIEX của thị trường Đài Loan hạ 8,4%, phiên hạ mạnh chưa từng có. Chỉ số KOSPI của chứng khoán Hàn Quốc hạ 8,8%.

Tại các thị trường châu Á khác, chỉ số Straits Times của thị trường Singapore mất hơn 4%, chỉ số ASX 200 của thị trường Australia hạ hơn 3%.

0508chauA.jpg
Thị trường chứng khoán Nhật cũng như châu Á chứng kiến phiên hạ rất sâu
Nguồn: Google Finance

Ngoài nguyên nhân từ động thái của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Trưởng bộ phận chiến lược tại Công ty Chứng khoán Nomura Securities, ông Naka Matsuzawa, nhận xét: “Nhà đầu tư ngoại hiện đang bán mạnh cổ phiếu của Nhật còn bởi lo ngại về khả năng Mỹ đang hướng đến suy thoái kinh tế chứ không phải bởi những lý do đặc thù Nhật. Thị trường đang trong giai đoạn “dò đáy”.

Tuy nhiên chính ông Matsuzawa cũng cho rằng nhà đầu tư dường như đã lo sợ quá mức. Theo ông, kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu sẽ không suy thoái. Dù vậy, các thị trường tài chính toàn cầu sẽ còn nhiều biến động cho đến đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực sự hạ lãi suất.

Nhà đầu tư tài chính hiện đang dự báo về khả năng Fed hạ lãi suất trong tháng 9-2024.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm