Lý do dễ bị đột quỵ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột

(PLO)- Thay đổi nhiệt độ đột ngột là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây đột quỵ ở nhóm nguy cơ cao như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid…
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi có bệnh tăng huyết áp, nếu đi ngoài trời nóng về xài máy lạnh ngay lập tức thì nguy cơ cao bị đột quỵ không? (Lê Văn Vinh, 45 tuổi, TP.HCM)

Trả lời

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột là một trong những yếu tố nguy cơ có thể gây đột quỵ ở nhóm nguy cơ cao như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid… Theo đó, các vấn đề bệnh nền này vốn là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và đột quỵ.

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột kể trên thông thường là trên 30C, đi kèm với sự thay đổi về mặt độ ẩm. Chỉ trong vòng một ngày, nếu những người bệnh nền có sự thay đổi đột ngột lớn như vậy sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Vì thế ở nhóm nguy cơ cao, nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát.

Nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột, một trong những phản ứng cơ thể là hiện tượng co mạch. Đối với những người bị xơ vữa mạch, có mảng lipid co lại, làm giảm lưu lượng từ tim đi lên, huyết áp có thể tăng lên, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa bong ra, gây tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ.

Đối với nhóm nguy cơ cao, nên hạn chế thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Nếu vừa ở ngoài trời nóng khoảng 400C về, không nên ngay lập tức vào phòng máy lạnh 18-200C. Nên cho cơ thể thời gian để giảm bớt nhiệt, sau đó nếu mở máy lạnh nên chỉnh từ 280C, tầm 15 phút sau chỉnh hạ nhiệt độ từ từ.

Tương tự, nếu đang ở trong môi trường có mhiệt độ lạnh, không nên đột ngột ra ngoài trời nóng mà nên tạo điều kiện cho cơ thể có giai đoạn chuyển tiếp nhiệt độ.

ThS-BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh (BV Quân y 175).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm