Lý Nhân Phan Thứ Lang- Ngòi bút thăng trầm cùng những biến thiên lịch sử

(PLO)- Không chỉ là một chứng nhân lịch sử, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang còn có kho tư liệu quý, tiếp xúc nhiều nguồn tin để viết nên những tác phẩm để lại dấu ấn với độc giả. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 31-7, Saigon Books đồng hành cùng Hội quán các bà mẹ đã tổ chức buổi tọa đàm "Lý Nhân Phan Thứ Lang- Ngòi bút thăng trầm cùng những biến thiên lịch sử" tại đường sách TP. HCM.

Bên cạnh đó là giới thiệu ba tác phẩm của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang gồm Sài Gòn vang bóng, Bảo Đại- Hoàng đế cuối cùng và Nam Phương- Hoàng hậu cuối cùng. Ảnh: VĂN HÀ

Bên cạnh đó là giới thiệu ba tác phẩm của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang gồm Sài Gòn vang bóng, Bảo Đại- Hoàng đế cuối cùng và Nam Phương- Hoàng hậu cuối cùng. Ảnh: VĂN HÀ

Tại buổi tọa đàm, khán giả được nghe các diễn giả chia sẻ những câu chuyện về những giai thoại lịch sử của hoàng tộc, đặc biệt là những câu chuyện về Nam Phương Hoàng Hậu và Vua Bảo Đại.

Đạo diễn Xuân Phượng chia sẻ tại buổi toạ đàm. Ảnh: VĂN HÀ.

Đạo diễn Xuân Phượng chia sẻ tại buổi toạ đàm. Ảnh: VĂN HÀ.

Tham gia buổi tọa đàm, đạo diễn Xuân Phượng, sinh năm 1929 cho biết mình được chứng kiến hai cột mốc đáng nhớ của lịch sử dân tộc.

Đó là vào năm 17 tuổi, bà tận mắt chứng kiến vua Bảo Đại thoái vị tại Huế và năm 37 tuổi bà cùng đoàn làm phim quay được cảnh Dương Văn Minh cùng ban nội các từ giã Dinh Độc Lập năm 1975.

Bên cạnh đó, bà Xuân Phượng cũng chia sẻ về tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang. Theo bà, đã có nhiều tác giả viết về Nam Phương Hoàng hậu tuy nhiên Lý Nhân Phan Thứ Lang là người trực tiếp được gặp Nam Phương Hoàng hậu.

Giai đoạn 1938-1939, bà Nam Phương có chuyến thăm Bắc Hà, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đang học tại trường Ma sơ Hà Nội và tham gia tặng hoa.

Đông đảo khán giả đến dự buổi toạ đàm. Ảnh: V.H.

Đông đảo khán giả đến dự buổi toạ đàm. Ảnh: V.H.

Ông đã được Hoàng hậu Nam Phương xoa đầu và chính hình ảnh quá đẹp của Nam Phương đã khiến ông có quyết tâm viết về vị Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn.

Nhận xét về tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Saigon Book cho biết, ông là người chịu khó tìm kiếm tư liệu và tiếp xúc với những nhân chứng sống. Dù đã cao tuổi nhưng ông vẫn trực tiếp đọc tư liệu và viết sách.

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh chia sẻ về tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang. Ảnh: VĂN HÀ.

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh chia sẻ về tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang. Ảnh: VĂN HÀ.

"Tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang là một người nổi tiếng trong việc viết sách cũng như có kho tư liệu lớn nhất. Trước đây ông làm chủ bút cho Tạp chí Văn học trước 1975 thì đó là nơi ông nhận được rất nhiều tư liệu và đó cũng chính là một trong những gia tài lớn của tác giả viết về mảng nghiên cứu nhân vật. Và rất nhiều nhà văn sau này khi tìm hiểu về Sài Gòn 1975 đều đến gặp ông để xin tư liệu, điển hình trong đó là nhà văn Lê Văn Nghĩa",ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nói.

Các diễn giả chụp hình cùng khán giả tham dự. Ảnh: VĂN HÀ.
Các diễn giả chụp hình cùng khán giả tham dự. Ảnh: VĂN HÀ.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cũng tiết lộ hiện tại ông đã lưu trữ tất cả tư liệu cũng như bản thảo, trong đó có bản thảo viết về Đại tá Phạm Ngọc Thảo của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang sau khi tác giả qua đời.

Tuy nhiên, đối với bản thảo đang giữ ông chưa biết bao giờ sẽ xuất bản thành sách bởi “cần phải có một người biên tập và một người hiểu về giai đoạn lịch sử đó để họ thẩm định và từ đó mới có thể xuất bản”- ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cho hay.

Tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang tên thật là Phan Kim Thịnh (1936-2022) tại Nhân Hưng - Lý Nhân - Hà Nam. Từ năm 1959 - 1975 ông theo nghề báo và từng làm chủ nhiệm nhiều tờ báo tạp chí.

Sau ngày đất nước thống nhất ông tiếp tục tham gia viết báo viết sách với các tác phẩm như Trần Lệ Xuân - giấc mộng chính trường, Nguyễn Cao Kỳ- Đứa con cầu tự....

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm