Một đội bóng cần bao nhiêu tiền để vô địch V-League?

Vài chục tỷ đồng để mua lấy cái danh

Ngoại trừ trường hợp của SL Nghệ An, lên ngôi vô địch V-League 2011 bằng lực lượng “cây nhà lá vườn” và bằng một túi tiền vừa phải, còn lại tất cả các ngôi vô địch V-League trong khoảng chục năm trở lại đây đều cực kỳ tốn kém, mà những CLB muốn có nó phải đầu tư cực mạnh, kể cả với trường hợp của đội bóng vốn nổi tiếng dè xẻn là ĐT Long An các năm 2005 và 2006.

Câu chuyện phải đầu tư để có ngôi cao không phải là chuyện lạ trong bóng đá hiện đại. Ngay đến các CLB hàng đầu thế giới tầm Bayern Munich, Barcelona hay Real Madrid muốn có thành tích tốt cũng cần phải đầu tư.

Dù vậy, khác biệt rất lớn giữa các CLB nói trên và những đội bóng Việt Nam là ở chỗ họ đầu tư để sinh lãi, còn các đội bóng nội nói chuyện kiếm lãi, thậm chí thu hồi vốn khi đổ tiền vào bóng đá có khi là chuyện… nằm mơ cũng chẳng thấy.

Khi Barca mua Luis Suarez với giá khủng, chỉ cần thông tin này được phát đi trên các phương tiện truyền thông, Barca đã có thể bắt đầu bán áo có in tên Suarez với số lượng lớn được rồi.

Đội chịu chi nhất cuối cùng là đội đứng cao nhất ở V-League 2014 (ảnh: Trọng Vũ)
Đội chịu chi nhất cuối cùng là đội đứng cao nhất ở V-League 2014 (ảnh: Trọng Vũ)

Họ cũng có luôn cả một chiến dịch sẽ bán thêm bao nhiêu vé xem nguyên mùa, thu lại được gì từ bản quyền truyền hình sau những bản hợp đồng cao giá. Còn với bóng đá Việt Nam, cụ thể với tân vô địch V-League 2014, thử hỏi đội bóng đất Thủ Dầu thu được những gì sau khi bỏ ra hàng đống tiền để lên ngôi đầu giải VĐQG?

B.Bình Dương có đưa về sân Bình Dương thêm Tấn Tài, Phước Tứ cũng chẳng bán được thêm chiếc áo nào có in tên 2 cầu thủ này, hay bất cứ sản phẩm ăn theo nào khác của CLB. Tiền bán vé với các CLB trong nước không đáng kể, trong khi tiền bản quyền truyền hình hầu như là con số không.

Khác biệt cực lớn giữa sự đầu tư của các CLB ở châu Âu với các CLB trong nước nằm ở chỗ họ kinh doanh cái gì, bỏ ra bao nhiêu tiền là có chiến lược và có tính toán hẳn hoi, và họ cũng tính được phần lãi trong những thương vụ kiểu này. Trong khi đó, với các đội bóng trong nước, người ta hầu như chỉ đổ tiền để mua… danh.

Giàu nhưng không mạnh

Để vô địch V-League 2014, B.Bình Dương có lẽ tốn trên dưới 30 tỷ đồng để sắm cầu thủ, bao gồm Trọng Hoàng, Hoàng Văn Bình, Âu Văn Hoàn (từ SL Nghệ An), Abass, Mai Tiến Thành (Thanh Hóa), Moses, Đặng Văn Robert (XT Xuân Thành Sài Gòn), Tấn Tài (Hải Phòng), Phước Tứ (V.Ninh Bình)…

Họ cũng cần thêm tối thiểu 35 tỷ đồng nữa để hoạt động, để trang trải mọi khoản chi phí khác cho hoạt động của CLB, theo đúng tinh thần của VPF và BTC V-League. Vị chi, B.Bình Dương chi không dưới 60 – 70 tỷ đồng cho ngôi vô địch V-League 2014.

Chục năm qua, có lẽ đội bóng đất Thủ Dầu cũng chưa bao giờ chi ít tiền, bởi cứ mỗi mùa bóng là họ lại thay gần như cả một đội hình, với người đến toàn dạng cầu thủ đắt giá trong bóng đá nội.

Chỉ có điều, giàu khác và mạnh khác. Đội một B.Bình Dương hào nhoáng bao nhiêu thì các tuyến trẻ của họ lại èo uột bấy nhiêu.

Vấn đề của B.Bình Dương hay bất cứ anh nhà giàu nào khác trong bóng đá nội là người ta gần như quay cuồng trong những thương vụ chuyển nhượng đắt giá, mà bỏ lỏng khâu đào tạo trẻ.

Đấy cũng là khác biệt cực lớn giữa các đội bóng nội với những tên tuổi hàng đầu thế giới, tầm mức CLB. Barcelona hay Bayern Munich cũng chi bộn tiền mua cầu thủ, nhưng họ vẫn xây dựng đội hình dựa trên cái nền sẵn có là những danh thủ xuất thân từ chính lò đào tạo của họ (Baca có Messi, Xavi, Iniesta, Pique, Tello…; Bayern có Lahm, Muller, Schweinsteiger, Badstuber…).

Với những anh nhà giàu của bóng đá nội dạng B.Bình Dương hay nhiều đội bóng thích mua danh khác, họ để lại di sản gì cho bóng đá Việt Nam là câu hỏi không dễ trả lời?

Đấy cũng là vấn đề chung của V-League, người ta có ào ào đổ tiền vào đấy để duy trì cái danh, rồi cũng là để hy vọng kiếm lợi từ cái khác ngoài bóng đá, nhưng bản thân bóng đá Việt Nam thu lại được gì, có lợi gì từ những khoản đầu tư kếch sù của từng CLB mỗi năm cứ đều đặn chảy vào giải đấu hay không lại là một chuyện khác?!

Theo Kim Điền (Dân Trí)
Chiến thắng "5 sao" cho tuyển Việt Nam

Chiến thắng "5 sao" cho tuyển Việt Nam

(PLO)- Chỉ là trận giao hữu nhưng chủ nhà tuyển Futsal Việt Nam (VN) chơi tưng bừng vì nó là cuộc sát hạch để chuẩn bị cho chuyến tập huấn tại Argentina và Paraguay.
Đến nhà thi đấu Nguyễn Du xem những cao thủ Billiards thế giới

Đến nhà thi đấu Nguyễn Du xem những cao thủ Billiards thế giới

(PLO)- Từ ngày 22 đến ngày 28-5, Nhà thi đấu Nguyễn Du đón chào sự trở lại của giải thể thao chuyên nghiệp và đỉnh cao, đấu trường của những trận đấu kịch tính, nơi thăng hoa cảm xúc của những vận động viên billiards đẳng cấp thế giới và của những người hâm mộ.
Vào rừng Nam Cát Tiên đạp xe, đi bộ tìm bình yên

Vào rừng Nam Cát Tiên đạp xe, đi bộ tìm bình yên

(PLO)- Hai bên đường cây rừng rợp bóng, thảng hoặc có vài con chim nhỏ cất tiếng hót vang, một con gõ kiến miệt mài tìm thức ăn phát âm thanh lộc cộc lộc cộc, một bạn cú trên cao tò mò nhìn xuống, oai vệ và bí ẩn...
Học bóng đá mùa hè với cựu tuyển thủ Quang Thanh

Học bóng đá mùa hè với cựu tuyển thủ Quang Thanh

(PLO)- Nhà vô địch AFF Cup 2008 Huỳnh Quang Thanh, cựu thủ quân đội tuyển Việt Nam đã từng ấp ủ ý định mở lớp bóng đá từ rất lâu, sau khi anh giải nghệ và mãi đến cuối tuần qua mới thỏa mãn đam mê lớn với Học viện bóng đá Hàn Gia.