Nghiên cứu cho thấy du lịch vẫn là một ngành mà người Việt Nam quan tâm - năm 2016, người Việt Nam đã có 6,9 triệu lượt đi du lịch nước ngoài và 52,8 triệu lượt du lịch trong nước, chi tiêu cho giải trí và thư giãn dự kiến sẽ tăng 7,7% CAGR (tỉ lệ tăng trưởng hàng năm kép) trong giai đoạn 2017-2020.
Doanh thu du lịch trực tuyến đã tăng trưởng ở mức 18,3% CAGR trong giai đoạn 2011-2016 và đạt trên 27 triệu đô la trong năm 2016 và doanh thu du lịch trên di động đã tăng nhanh, vượt qua sự tăng trưởng của doanh số du lịch trực tuyến và sẽ tăng trưởng hai con số tới 22,4 % CAGR trong giai đoạn 2017-2020.
Doanh số bán hàng ngành du lịch trên nền tảng di động đã tăng 58,1% trong giai đoạn 2013-2016
Khi tìm kiếm trực tuyến, người dùng thường sử dụng cùng lúc trên nền web, ứng dụng và OTA. Tương tự, ở tất cả độ tuổi, laptop vẫn là thiết bị được ưa chuộng nhất trong việc tìm kiếm các thông tin về du lịch (45%), theo sau đó là smartphone (30%) và PC (19%). Các thói quen đặt chỗ trực tuyến chủ yếu bao gồm:
- Laptop được sử dụng cho việc đặt phòng chiếm 41%, theo sau đó là smartphone với 34%, và chỉ có 20% được thực hiện trên PC.
- Hầu hết người mua sắm vẫn chọn dùng laptop vì họ "thích sử dụng màn hình lớn hơn khi mua hàng" (58%) và "gõ nhiều thông tin cá nhân rất khó khăn trên màn hình nhỏ" (48%).
- Các lí do chính để đặt chỗ qua điện thoại thông minh vì có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào (68%) và thuận tiện hơn so với laptop/PC (56 %).
Theo nghiên cứu được ủy thác của Criteo, trong 12 tháng qua, người Việt Nam đã có trung bình 5.6 chuyến đi, trong đó 61% là đi 5 chuyến hoặc ít hơn; gần một nửa số đó ở lại từ ba đến sáu ngày. 78% người Việt Nam đặt chuyến đi trước bốn tuần hoặc ít hơn trước khi khởi hành, và họ chủ yếu làm như vậy khi ở nhà (88 %) vào các ngày trong tuần, mặc dù họ cũng sẽ thực hiện vào cuối tuần (43%).