Mục sở thị cách làm bánh ngải Lạng Sơn

(PLO)- Bánh ngải hay còn gọi là bánh ngải cứu là một trong các món ăn nổi tiếng, là đặc sản của tỉnh Lạng Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong khuôn khổ Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX năm 2022 đang diễn ra tại TP Cần Thơ, ngoài các món bánh truyền thống “nức tiếng” ở các tỉnh miền Nam, còn có sự hiện diện của các loại bánh nổi tiếng ở miền Bắc. Một trong các loại bánh đó là bánh ngải Lạng Sơn - món bánh truyền thống của người dân tộc Tày.

Theo nghệ nhân Hoàng Thị Yên (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn), đây là lần đầu tiên Lạng Sơn mang món bánh ngải giới thiệu với người dân miền Tây Nam bộ. Do điều kiện xa xôi nên các nghệ nhân phải sơ chế một số nguyên liệu trước khi đến tham gia Lễ hội bánh ở Cần Thơ.

Theo nghệ nhân Hoàng Thị Yên (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn), đây là lần đầu tiên Lạng Sơn mang món bánh ngải giới thiệu với người dân miền Tây Nam bộ. Do điều kiện xa xôi nên các nghệ nhân phải sơ chế một số nguyên liệu trước khi đến tham gia Lễ hội bánh ở Cần Thơ.

Bánh ngải Lạng Sơn gồm các nguyên liệu như: lá ngải cứu, gạo nếp, mè đen hoặc trắng, đường...

Bánh ngải Lạng Sơn gồm các nguyên liệu như: lá ngải cứu, gạo nếp, mè đen hoặc trắng, đường...

Theo các nghệ nhân, để món bánh ngon và bắt mắt, phải chọn lá ngải vừa ăn, rửa sạch rồi đem luộc để làm bớt vị đắng, sau đó vắt khô nước, đem giã nhuyễn như bột. Tiếp theo, đem nếp đã hấp chín trộn với lá ngải đem giã và vắt chia nhỏ ra, cuối cùng là thêm nhân vào giữa.

Theo các nghệ nhân, để món bánh ngon và bắt mắt, phải chọn lá ngải vừa ăn, rửa sạch rồi đem luộc để làm bớt vị đắng, sau đó vắt khô nước, đem giã nhuyễn như bột. Tiếp theo, đem nếp đã hấp chín trộn với lá ngải đem giã và vắt chia nhỏ ra, cuối cùng là thêm nhân vào giữa.

Tại Lễ hội, mục sở thị các công đoạn làm bánh, đặc biệt là công đoạn giã (quết) bằng tay mới thấy sự công phu của các nghệ nhân để làm ra bánh ngải. Theo chia sẻ của một người trong đoàn, đây chính là công đoạn quan trọng quyết định độ dẻo, ngon của bánh. Để bột kết dính tạo độ dẻo, nếp sau khi hấp chín, ngay khi bột còn nóng người làm bánh phải giã (quết) thủ công cho đến khi khối bột mịn lại.

Tại Lễ hội, mục sở thị các công đoạn làm bánh, đặc biệt là công đoạn giã (quết) bằng tay mới thấy sự công phu của các nghệ nhân để làm ra bánh ngải. Theo chia sẻ của một người trong đoàn, đây chính là công đoạn quan trọng quyết định độ dẻo, ngon của bánh. Để bột kết dính tạo độ dẻo, nếp sau khi hấp chín, ngay khi bột còn nóng người làm bánh phải giã (quết) thủ công cho đến khi khối bột mịn lại.

Bánh ngải sau khi hoàn thành có màu xanh lá rất bắt mắt, tùy theo yêu cầu, nghệ nhân sẽ sắp xếp bánh theo hình dáng nhất định. Thưởng thức món bánh ngải, các du khách đều bày tỏ: “Bánh có phong vị rất đặc biệt, độ dẻo của nếp cộng với mùi thơm béo của mè tạo nên cảm giác rất đặc biệt. Đặc biệt dù nguyên liệu có lá ngải cứu, bản chất vị đắng nhưng qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, người ăn không cảm thấy đắng mà lại có cảm giác thanh mát và thơm”.

Bánh ngải sau khi hoàn thành có màu xanh lá rất bắt mắt, tùy theo yêu cầu, nghệ nhân sẽ sắp xếp bánh theo hình dáng nhất định. Thưởng thức món bánh ngải, các du khách đều bày tỏ: “Bánh có phong vị rất đặc biệt, độ dẻo của nếp cộng với mùi thơm béo của mè tạo nên cảm giác rất đặc biệt. Đặc biệt dù nguyên liệu có lá ngải cứu, bản chất vị đắng nhưng qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân, người ăn không cảm thấy đắng mà lại có cảm giác thanh mát và thơm”.

Do phải làm thủ công và nguyên liệu qua nhiều công đoạn sơ chế nên nghệ nhân đoàn Lạng Sơn tiết lộ chỉ trình diễn giới thiệu bánh tại Lễ hội để du khách thưởng thức, không bán mang về.

Do phải làm thủ công và nguyên liệu qua nhiều công đoạn sơ chế nên nghệ nhân đoàn Lạng Sơn tiết lộ chỉ trình diễn giới thiệu bánh tại Lễ hội để du khách thưởng thức, không bán mang về.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm