Ai trong số họ là "mỹ nhân đẹp nhất trong các mỹ nhân"?
Ô Tĩnh Tĩnh (2012): Qua sự hóa thân của Ô Tĩnh Tĩnh, Tây Thi mang vẻ đẹp thông minh, pha chút bướng bỉnh.
Dĩnh Nhi (2011): Vai Tây Thi của Dĩnh Nhi có nét trong sáng, ngây thơ, nhưng không lột tả được sự thông minh, sắc sảo cần có.
Ban Gia Gia (2009): Vẻ đẹp của nữ diễn viên hoàn toàn khác biệt với những gì vốn được miêu tả về Tây Thi. Trong khi Tây Thi đẹp mảnh mai, thanh thoát thì Ban Gia Gia đẹp đầy đặn, quyến rũ. Phục trang của “Tây Thi” Ban Gia Gia cũng thoát ly khỏi yếu tố lịch sử - thời đại.
Quách Thiện Ni (2006): Tây Thi trong truyền thuyết là người phụ nữ mang vẻ đẹp “hồng nhan họa thủy”, ý nói đẹp đến mức là mầm của tai họa, dù bản thân Quách Thiện Ni là một nữ diễn viên khả ái nhưng tạo hình của cô trong vai Tây Thi không toát lên được vẻ thanh cao. Bên cạnh đó, trong một số trường đoạn, Tây Thi có phần quá cứng cỏi, mạnh mẽ.
An Dĩ Hiên (2005): Với vẻ đẹp mong manh, thanh tao sẵn có, An Dĩ Hiên có lợi thế ngay từ đầu khi vào vai Tây Thi. Đôi mắt to biểu cảm cùng vẻ dịu dàng nhưng cũng rất thông minh, lanh lợi khiến cô chinh phục được cả những khán giả khó tính.
Phùng Bảo Bảo (1987): Là diễn viên của những vai diễn lớn như Tây Thi, Võ Tắc Thiên, Dương Quý Phi…, bản thân Phùng Bảo Bảo cũng có thể coi là một người đẹp tuyệt sắc. Vẻ đẹp của cô đầy đặn, đoan trang, dịu hiền, theo đúng tiêu chí của cái Đẹp truyền thống.
Đổng Trí Chi (1983): So sánh với những miêu tả trong truyền thuyết về nhan sắc Tây Thi thì Đổng Trí Chi được ca ngợi là người đẹp giống “nguyên bản” nhất.
Dương Mịch (2005): Quá trình tuyển chọn diễn viên cho vai Vương Chiêu Quân khi đó từng thu hút cả những diễn viên tên tuổi như Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Trần Hảo… nhưng cuối cùng “đàn em” Dương Mịch đã được giao vai diễn. Quả thực, nhan sắc Dương Mịch thanh cao, thoát trần, mong manh, duyên dáng, rất phù hợp với hình tượng Vương Chiêu Quân.
Lý Thể Hoa (2004): Vai diễn của Lý Thể Hoa không được đánh giá cao bởi nhan sắc, thần thái của cô chưa thể thuyết phục khán giả rằng đây là một “đại mỹ nhân”. Bên cạnh đó, cách biểu cảm diễn xuất của nữ diễn viên có phần hiện đại, không phù hợp với một vai diễn đầy tính truyền thống.
Tống Võng Lăng (1988): Đây có thể coi là tạo hình đột phá đầu tiên về nhân vật Vương Chiêu Quân trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Vẻ đẹp đằm thắm, thanh thoát của Tống Võng Lăng đã chinh phục số đông khán giả.
Lưu Diệc Phi (2011): Vốn là mỹ nhân của dòng phim cổ trang Trung Quốc, vai diễn Điêu Thuyền của Lưu Diệc Phi được khán giả đón nhận và yêu thích, bất kể nữ diễn viên vốn mang vẻ đẹp trong sáng, thoát trần, có phần xa cách với những tiêu chí cần có ở một người đẹp đầy mưu toan.
Hàn Tuyết (2011): Diễn xuất của Hàn Tuyết khó lòng vượt qua được các “đàn chị” nhưng nhan sắc ấn tượng cùng tạo hình đẹp khiến Hàn Tuyết không quá “lọt thỏm” giữa những “đại tỉ” từng vào vai Điêu Thuyền.
Trần Hảo (2010): Được mệnh danh là “người đẹp vạn người mê”, Trần Hảo dễ dàng chinh phục khán giả khi vào vai Điêu Thuyền.
Ninh Tịnh (2003): Vẻ đẹp “giống Tây” của Ninh Tịnh khiến những vai diễn của cô luôn có sự khác biệt thú vị, được khán giả chờ đợi. Tuy vai Điêu Thuyền của Ninh Tịnh có nét hiện đại nhưng lại được người xem đón nhận và yêu mến. Ninh Tịnh đã thể hiện rất đạt một Điêu Thuyền thông minh, sắc sảo.
Phan Nghinh Tử (1988): Khi đóng vai Điêu Thuyền, Phan Nghinh Tử đã 39 tuổi nhưng dung mạo và diễn xuất của nữ diễn viên không khác gì một thiếu nữ trẻ trung. Đặc biệt, Phan Nghinh Tử đã khắc họa thành công một đại mỹ nhân thông minh, sắc sảo, tham gia vào những mưu đồ chính trị.
Phạm Băng Băng (2014): Phạm Băng Băng - mỹ nhân tuyệt sắc của màn ảnh Trung Hoa - đã gây xôn xao dư luận khi vào vai Dương Quý Phi. Sẵn có nhan sắc đặc biệt phù hợp để hóa thân vào các vai diễn cổ trang, nàng Dương Quý Phi của Phạm Băng Băng khiến khán giả “mãn nhãn”.
Ân Đào (2010): Vẻ đẹp mảnh mai và ánh mắt xa xăm, mơ hồ của Ân Đào được đánh giá cao nhưng xét về tổng thể, diễn xuất của cô chưa thật thuyết phục bởi Dương Quý Phi đương thời đẹp tới mức bị cho là “hồng nhan họa thủy”.
Vương Lộ Dao (2003): Nữ diễn viên được đánh giá là một trong những nàng Dương Quý Phi đẹp nhất màn ảnh. Dù Vương Lộ Dao có phần hơi “dừ” khi nhập vai nhưng đường nét thanh tú trên khuôn mặt, vẻ đẹp quyến rũ toát ra từ từng cử chỉ diễn xuất của cô khiến khản giả say đắm.
Hướng Hải Lam (2000): Vẻ đẹp thuần khiết của Hướng Hải Lam giúp cô hoàn tất vai diễn Dương Quý Phi ở mức an toàn, không tạo nên những đột phá mới.
Hầu Tuấn Kiệt (1996): Vẻ đẹp của “Dương Quý Phi” Hầu Tuấn Kiệt là một trong những tạo hình để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.
Chu Khiết (1992): So với 3 “đại mỹ nhân” ở trên, vai Dương Quý Phi dường như may mắn hơn khi tìm được nhiều nữ diễn viên sở hữu vẻ đẹp ấn tượng cùng diễn xuất tốt. Chu Khiết là một trong những diễn viên như thế.
Lâm Phương Bình (1990): Nàng Dương Quý Phi qua diễn xuất của Lâm Phương Bình hiện lên đúng là một “hồng nhan họa thủy”. Vẻ quyến rũ toát lên trong từng khuôn hình.
Phùng Bảo Bảo (1986): Người đẹp của những vai diễn “bom tấn” chưa bao giờ gây thất vọng đối với khán giả truyền hình.
Các tài liệu còn lưu lại cho tới ngày nay về bốn vị mỹ nhân thực tế bị ảnh hưởng nhiều bởi những chuyện thêu dệt của dân gian. Bốn mỹ nhân lưu danh muôn thuở là do sở hữu sắc đẹp tuyệt trần và có tầm ảnh hưởng đối với các vị hoàng đế Trung Quốc. Có thể nói, dù mang phận nữ nhi nhưng họ đã làm thay đổi lịch sử Trung Quốc.
“Tứ đại mỹ nhân” có kết thúc không viên mãn. Số phận của họ đúng như dân gian vẫn thường nói - “hồng nhan bạc mệnh”. Trong đó, Vương Chiêu Quân còn được xem là “có phúc” hơn cả.
Sắp xếp theo thứ tự thời gian, tứ đại mỹ nhân đó là: Tây Thi (sống ở thời Xuân Thu), Vương Chiêu Quân (thời nhà Tây Hán), Điêu Thuyền (sống ở thời Tam Quốc), Dương Quý Phi (thời nhà Đường).
Giới làm phim Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ qua đã luôn tái hiện lại cuộc đời của bốn người đẹp tuyệt sắc này qua nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh. Và cũng đã có rất nhiều các nữ diễn viên được thử sức với các vai "Tứ đại mỹ nhân".
Theo Bích Ngọc (Dân trí)