Ná thun, chích điện cá có phải là công cụ hỗ trợ?

(PLO)- Việc sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, PLO thông tin tôi muốn hỏi “Sử dụng súng bắn bi sắt có vi phạm pháp luật không?” về việc súng bắn bi sắt được phân loại thuộc diện là các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ. Việc sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Thông tin trên nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc:

Bạn đọc Dat Nguyen bình luận: “Nếu súng bắn bi sắt được phân loại thuộc diện là các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vậy sử dụng ná thun, dụng cụ chích điện cá có vi phạm pháp luật?”.

Bạn đọc Chí Tài bình luận: “Cho tôi hỏi công cụ hỗ trợ là những loại nào. Những loại công cụ hỗ trợ người dân được sử dụng? Mong luật sư giải thích thêm”.

công cụ hỗ trợ.jpg
Các loại ná thun, ná cao su, chích điện cá không phải là vũ khí, công cụ hỗ trợ. Ảnh: Internet

Giải thích những thắc mắc trên, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời:

Căn cứ theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ định nghĩa về vũ khí, công cụ hỗ trợ thì các loại ná thun, ná cao su, chích điện cá không phải là vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định công cụ hỗ trợ bao gồm:

+ Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới, súng phóng dây mồi, súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

+ Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

+ Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

+ Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn, thiết bị áp chế bằng âm thanh;

+ Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định trên.

Như vậy, việc sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trên mà không có giấy phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo đúng quy định pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021, hành vi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 307 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Trong trường hợp vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c Khoản 3 Điều 307 nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù đến 2 năm. Ngoài ra người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 5 năm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm