Nghĩ về cái barie ngang phè trên hè phố

Vừa qua, ở các con đường khu vực quận 1 TP.HCM bỗng “mọc” lên những thanh barie chắn ngang hết lối đi bộ. Mới nhìn qua thấy quả thật rất… ngang ngang con mắt, vướng víu tay chân và trực giác báo động ngay về những vụ vấp ngã gãy răng chứ chẳng đùa nếu ban đêm mắt mờ mắt tỏ. Chẳng trách sao barie vừa mọc thì ý kiến phản đối bắt đầu râm ran.

Bà con chỉ trỏ bàn tán, du khách mắt chữ A mồm chứ O vì chưa hiểu dụng ý sâu xa của các bác đô thị. Cho đến khi người ta thấy một cặp đôi quần là áo lượt, nhăm nhăm thẳng hướng vỉa hè, lao ào một phát rồi thắng đánh két trước hàng barie chắn ngang, thấp tè đó nhưng lại vô cùng cứng cáp và kiên quyết.

Nghĩ về cái barie ngang phè trên hè phố ảnh 1

Người đi bộ tỏ ra lúng túng trước các thanh barie

Thì ra những chiếc barie tưởng chừng vô duyên đó lại có tác dụng rất hữu ích là ngăn chặn những người đi xe máy đôi khi vì chơi ngông, vì tiết kiệm thời gian hay chỉ vì muốn chen trước thiên hạ vài bước mà bất chấp luật lệ, bỏ qua an toàn của bản thân và người khác mà lề cao mấy cũng leo.

Từ cái barie bất đắc dĩ phải mọc lên như lời ông Võ Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND phường Bến Nghé (quận 1), nói một biện pháp chẳng đặng đừng, chúng ta lại nghĩ đến bài học về đánh đổi.

TP đánh đổi thẩm mỹ của những vỉa hè thằng tắp để lấy cái trật tự cho giao thông, đánh đổi sự tiện lợi của người đi bộ để bảo vệ chính người đi bộ, đánh đổi việc di chuyển dễ dàng của người khuyết tật để kéo dài tuổi thọ hàng gạch lát cho vỉa hè với chi phí đầu tư hàng trăm tỉ.

Nghĩ về cái barie ngang phè trên hè phố ảnh 2

Người lưu thông leo lên lề đường

Quan trọng hơn cả là đánh đổi chính cái tầm, cái sĩ diện của một đô thị văn minh, hiện đại bậc nhất nước để “giữ lấy lề”, giữ lấy nếp giao thông trật tự và “gò” ý thức tham gia giao thông cho người dân. Có thể nói đây là biện pháp ngăn chặn đơn giản nhất nhưng cũng “hạ sách” nhất khi đặt vào bối cảnh càng ngày mỹ quan TP càng cần được chú trọng.

Có thể nhiều người nhìn vào sẽ cười chê, đặc biệt là người nước ngoài, họ cho rằng không lẽ không còn cách nào khác để người dân tôn trọng luật? Quả thật là vậy. Biết nói thế nào với những người lái bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng đi ngược chiều rồi khi thấy CSGT lại tăng ga bỏ chạy đến mức té ngã, thương tích? Biết nói thế nào với những người chỉ muốn nhanh hơn 5 giây mà vượt đèn đỏ để rồi chậm lại cả đời. Và cũng chỉ còn nước bó tay với những người không cần biết đâu là thuận đâu là ngược chiều, đâu là lòng đường đâu là hè phố, cứ thấy chỗ trống là xông vào. Tất cả vẽ lên một bức tranh giao thông đô thị vừa rối rắm vừa nguy hiểm.

Nghĩ về cái barie ngang phè trên hè phố ảnh 3

Một trường hợp cố tình lách qua barie trước Bảo tàng TP.HCM để chạy xe trên vỉa hè. Ảnh: NHĐ

Chẳng lẽ không còn giải pháp nào thẩm mỹ hơn? Có chứ, một biện pháp xanh, sạch, đẹp hơn là làm bồn cây dọc hết các vỉa hè. Vừa tăng màu xanh cho TP vừa triệt tiêu đường leo lề của các phương tiện. Nhưng lúc này lại vấp phải bài toán kinh phí.  

Nghĩ về cái barie ngang phè trên hè phố ảnh 4

Vỉa hè nào cũng có cây xanh là một mơ ước của thành phố

Khi không thể trông cậy vào tinh thần tự giác, những biện pháp chế tài cũng phải bó tay trước sự tùy tiện của đám đông thì TP đành phải chấp nhận một “hạ sách” và hạn chế nó trong khu vực có nhiều người vi phạm. Đầu tiên là trung tâm TP.

Những công dân TP ơi, xin hãy văn minh thêm một chút nữa để TP trở nên đẹp mắt hơn!

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Các đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội về việc bé trai bị bạo hành, ép sử dụng ma túy khiến nhiều người bàng hoàng. Ảnh chụp từ clip

Khi nào cha, mẹ bị tước quyền nuôi con?

(PLO)- Bạn đọc thắc mắc liệu người mẹ của bé trai bị nghi ép hút ma túy có được tiếp tục nuôi con? Cha, mẹ sẽ bị tước quyền nuôi con trong trường hợp nào?