Nghịch lý Manchester United, có tiền không mua được tiên

Việc mua sắm của Manchester United suốt nhiều năm qua được đánh giá là thảm họa khi đã chi rất nhiều tiền nhưng hiệu quả lại chẳng thấy đâu.

Messi đã đến lúc phải ra đi
Messi đã đến lúc phải ra đi
(PLO)- Chủ tịch Barcelona, Joan Laporta đã trở lại lần thứ hai phụ trách đội bóng xứ Catalan phải đối phó với những thất bại từ nhiệm kỳ trước đó, nhưng vẫn khẳng định ông không hối hận khi cho phép Lionel Messi rời sân Nou Camp.

Nhóm nghiên cứu và thống kê bóng đá (CIES) cho biết MU là CLB phung phí nhất thế giới trong 10 năm qua khi lỗ tới gần 1 tỷ bảng tiền mua bán cầu thủ. Tính từ hè 2012 đến nay, Quỷ đỏ đã chi đến 1.3 tỷ bảng cho các thương vụ mua và mượn cầu thủ nhưng chỉ thu về 397 triệu, lỗ đến 909 triệu bảng.

Sẽ là điều an ủi nếu MU lỗ nhưng vẫn có danh hiệu mỗi mùa. Nhưng không, họ chỉ giành được 4 danh hiệu trong thời gian đó và hoàn toàn trắng tay từ năm 2017 cho đến nay.

Manchester đã chi rất nhiều tiền cho việc mua cầu thủ giỏi nhưng hiệu quả không bao nhiêu. Ảnh: CGI.

Không riêng gì MU, các đội bóng Anh khác cũng thuộc diện mua sắm rất nhiều nhưng chẳng thu lại được bao nhiêu, trong số đó có cả các “ông lớn” xứ sương mù như Chelsea, Liverpool hay Man City. Tuy nhiên, những con số trên chưa phản ánh đúng thực trạng của các đội bóng.

Xét về phương diện thành tích, rõ ràng Manchester City dù chịu lỗ 832 triệu bảng từ 2012 đến nay trên thị trường mua bán cầu thủ. Tuy nhiên, đội chủ sân Etihad đã đem về phòng truyền thống đến 11 danh hiệu trong 10 năm qua, gấp 3 lần so với người hàng xóm tội nghiệp Man United. Nhờ vào những thành tích trên, Man xanh thu về số tiền khủng từ các phần thưởng vô địch, thương hiệu hình ảnh của CLB cũng như các cầu thủ.

Với cùng 1.3 tỷ bảng chi ra, nhưng hai đội bóng đại diện cho thành phố Manchester lại đanng rẽ sang hai ngã đường khác biệt. Man City thăng tiến, Man United thụt lùi, tất cả những khác biệt này phụ thuộc vào tầm nhìn của đội bóng. Trận thua 1-4 bẽ bàng vừa qua một lần nữa khẳng định, Man United đã không còn là đối thủ xứng tầm với Man City.

Kể từ sau sự ra đi của HLV Sir Alex Ferguson, MU đã đánh mất chính mình. Từ một đội bóng nổi danh sử dụng “gà nhà” để làm nên thương hiệu với những học viên xuất sắc từ lò đào tạo Carinton như Paul Scholes, Ryan Giggs hay David Beckham luôn giúp MU đạt số dương trong thống kê mua bán hằng năm lại phải mày mò tìm cầu thủ giỏi để chiêu mộ về, mà hiệu quả không cao.

Lò đào tạo Man United từng sản sinh ra rất nhiều tài năng trẻ làm nên thương hiệu của họ, còn bây giờ thì không. Ảnh: CGI.

Có thể thấy, sự sa sút của MU đến từ nhiều khía cạnh mà quan trọng nhất là việc mua sắm bất hợp lý của đội bóng này. Hàng loạt cái tên được mang về, nhận mức lương thưởng cao chót vót nhưng giá trị đem lại không được như kỳ vọng.

Lấy ví dụ trường hợp của Harry Maguire, Wan-Bissaka và  Paul Pogba, cả 3 cái tên này đã tiêu tốn của đội chủ sân Old Trafford đến 219 triệu bảng nhưng tất cả đọng lại chỉ toàn là nỗi thất vọng. Mặt khác, nếu bán những cầu thủ kể trên ở thời điểm hiện tại, rất khó để MU có thể hoàn vốn chứ chưa tính đến việc sinh lời.

Như vậy, với phong độ tệ hại trong thời gian qua, thống kê chuyển nhượng của MU vài năm tới dự kiến sẽ vẫn âm nếu không có những đột phá cả trong việc mua cầu thủ lẫn thành tích trên sân bóng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm