Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Nguồn: 38 North/TTXVN)
Phát biểu với báo giới sau hội đàm, Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết tình hình Triều Tiên thời gian gần đây tương đối ổn định, không xảy ra tình huống bất ngờ, nghiêm trọng, đây là điều rất đáng mừng.
Theo ông, trong thời gian tới, tình hình Triều Tiên có thể diễn biến theo ba kịch bản. Một là trong bối cảnh duy trì cục diện ổn định, các bên tiếp tục tiến thêm một bước, tiến hành kết nối, đối thoại nhằm sớm khôi phục đàm phán. Hai là các bên tiếp tục kiềm chế, dần dần hóa giải sự hiểu lầm và tăng cường tin tưởng lẫn nhau. Khả năng cuối cùng là các bên liên quan trực tiếp không chịu nhân nhượng, trả đũa lẫn nhau khiến tình hình tại bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã kéo dài hơn 20 năm. Kinh nghiệm quý giá nhất được đúc kết là các bên liên quan có sự đồng thuận, đạt được thỏa thuận thì tình hình tiến triển tích cực; còn bài học chủ yếu đúc rút ra là các bên đều khiêu khích, hiểu lầm lẫn nhau thì rất dễ đánh mất cơ hội bảo vệ hòa bình.
Theo nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên lại đang ở vào giai đoạn then chốt. Vấn đề cấp thiết hiện nay là các bên liên quan nỗ lực chấp hành toàn diện, triệt để các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cố gắng thúc đẩy sớm bước vào “giai đoạn đàm phán” để duy trì hòa bình, ổn định, tránh quay lại “giai đoạn đối đầu."
Về phần mình, Ngoại trưởng Le Drian cho rằng Triều Tiên chỉ có thể trở lại bàn đàm phán thông qua các biện pháp trừng phạt đang ngày càng cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng.
Ông cũng lưu ý rằng không có bất cứ giải pháp quân sự nào có thể giải quyết được vấn đề này, đồng thời tuyên bố Paris hoàn toàn phản đối bất cứ lựa chọn quân sự nào.
Trước đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu và cũng là vụ thử lớn nhất hồi tháng 9, đồng thời tiến hành các vụ thử tên lửa trong đó có hai tên lửa tầm xa. Triều Tiên khẳng định chương trình hạt nhân và tên lửa của mình là quyền tự vệ hợp pháp để ngăn chặn "sự xâm lược" của Mỹ.
Theo ông, trong thời gian tới, tình hình Triều Tiên có thể diễn biến theo ba kịch bản. Một là trong bối cảnh duy trì cục diện ổn định, các bên tiếp tục tiến thêm một bước, tiến hành kết nối, đối thoại nhằm sớm khôi phục đàm phán. Hai là các bên tiếp tục kiềm chế, dần dần hóa giải sự hiểu lầm và tăng cường tin tưởng lẫn nhau. Khả năng cuối cùng là các bên liên quan trực tiếp không chịu nhân nhượng, trả đũa lẫn nhau khiến tình hình tại bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã kéo dài hơn 20 năm. Kinh nghiệm quý giá nhất được đúc kết là các bên liên quan có sự đồng thuận, đạt được thỏa thuận thì tình hình tiến triển tích cực; còn bài học chủ yếu đúc rút ra là các bên đều khiêu khích, hiểu lầm lẫn nhau thì rất dễ đánh mất cơ hội bảo vệ hòa bình.
Theo nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên lại đang ở vào giai đoạn then chốt. Vấn đề cấp thiết hiện nay là các bên liên quan nỗ lực chấp hành toàn diện, triệt để các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cố gắng thúc đẩy sớm bước vào “giai đoạn đàm phán” để duy trì hòa bình, ổn định, tránh quay lại “giai đoạn đối đầu."
Về phần mình, Ngoại trưởng Le Drian cho rằng Triều Tiên chỉ có thể trở lại bàn đàm phán thông qua các biện pháp trừng phạt đang ngày càng cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng.
Ông cũng lưu ý rằng không có bất cứ giải pháp quân sự nào có thể giải quyết được vấn đề này, đồng thời tuyên bố Paris hoàn toàn phản đối bất cứ lựa chọn quân sự nào.
Trước đó, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu và cũng là vụ thử lớn nhất hồi tháng 9, đồng thời tiến hành các vụ thử tên lửa trong đó có hai tên lửa tầm xa. Triều Tiên khẳng định chương trình hạt nhân và tên lửa của mình là quyền tự vệ hợp pháp để ngăn chặn "sự xâm lược" của Mỹ.
(Theo Vietnam+)