Sau những sự cố môi trường biển vừa qua, câu chuyện mối quan hệ giữa tăng trưởng - môi trường tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tổ sáng 22-10.
Bà Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho biết cử tri ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận rất lo ngại mức độ ảnh hưởng môi trường ở Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận) vì nhà máy ở vị trí giáp ranh giữa hai tỉnh.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
"Khi tiếp xúc với cử tri xã Cà Ná, bà con phản ánh tình trạng khói bụi do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ra tác động rất lớn đến đời sống người dân Bình Thuận và Ninh Thuận. Nhiều ngư dân làm nghề lặn biển tại Cà Ná còn phản ánh dưới đáy biển tại khu vực vịnh Cà Ná và Vĩnh Tân đang tồn tại một lớp muội đen, không rõ là chất gì, họ rất lo lắng", bà Hương kể.
Trong khi đó, vấn đề tăng trưởng xanh, bền vững cũng được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (ĐBQH Hà Tĩnh) đề câp trong phần phát biểu thảo luận.
Theo đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nếu tăng trưởng mà hủy hoại môi trường thì chi phí sau này tốn kém hơn. Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng ngành trọng điểm thì lần này Chính phủ rất quan tâm đến công nghiệp không khói. Theo đó, Chính phủ đang hoàn thiện đề án để trình trung ương về phát triển kinh tế du lịch tới năm 2020 cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp 10% vào GDP.
Trước đó, ngày 20-10, Bộ Công Thương đã công bố danh mục các dự án, nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường: 2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Nhà máy điện Vũng Áng 1 - Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, Liên Hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn, dự án Nhà máy xử lý khí Cà Mau; 3. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Dự án Alumin Nhân Cơ - Đắc Nông, Công ty Nhôm Lâm Đồng, dự án mỏ sắt Thạch Khê và dự án khai thác và chế biến đồng Sin Quyền; 4. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Công ty DAP số 1, Công ty DAP số 2, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, các nhà máy sản xuất Photpho và hóa chất thuộc Khu công nghiệp Tằng Loỏng Lào Cai và Công ty Phân đạm Ninh Bình; 5. Tổng Công ty Thép Việt Nam: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - TISCO; 6. Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối Vinatex, Tổng Công ty May Việt Thắng; 7. Tổng Công ty Giấy Việt Nam: Nhà máy giấy Bãi Bằng. |