Các nhà khoa học khẳng định khả năng chính tả, ngữ pháp của một người phản ánh rất nhiều điều về đời sống tình cảm, tình dục của người ấy - đặc biệt là về ngữ pháp.
Cấu trúc, ngữ pháp mà bạn hay dùng có thể nói rất nhiều điều về cá tính của bạn. Nếu một người không thích dùng câu giả định và cảm thấy khó chịu với việc người khác dùng câu phủ định, người ấy là một người hướng nội. Người hướng nội có nhu cầu tình dục cao hơn hẳn người bình thường.
Những nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto ở Nhật Bản đã khảo sát trên 80 người có tính cách khác nhau, xem cách họ phản ứng với những lỗi chính tả từ ngữ và ngữ pháp trong một email như sau:
"Chào bạn. Tên tôi là P. và tôi đang muốn chia sẻ một ngôi nhà ở chung với những sinh viên khác. Những người nghiêm túc vè việc học hàn nhưng không quên vui chơi.
Tôi thích chơi quần vợt và yêu nhạc rap kiểu cũ. Nếu bạn nà người cũng thích các thứ ấy, có thể chúng ta sẽ nà bạn cùng nhà tốt".
Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy những người hướng nội không coi P. là đối tượng lý tưởng vì anh ta sai ít nhất bốn lỗi ngữ pháp và chính tả trong một đoạn email ngắn.
Trong khi đó, người hướng ngoại không để ý lắm đến những lỗi sai này và cũng không thấy phản cảm với người viết.
Theo những nhà tâm lý học, người hướng nội thường có nhu cầu, cảm hứng yêu đương cao hơn người hướng ngoại.
Người hướng nội dễ bị kích thích và ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh. Họ khá nhạy cảm và cầu toàn trong mọi việc, kể cả chuyện ấy. Cách họ phản ứng với lỗi chính tả thể hiện rõ quan điểm và mục tiêu nhắm đến của họ trong đời sống gối chăn.
Ngược lại, người phóng khoáng, không xem nặng việc mình và người khác sử dụng ngôn ngữ như thế nào tuy không đòi hỏi cao nhưng họ lại ít sự nhiệt tình, đầu tư hơn trong tình yêu.