Lãnh đạo Bộ Công an, giám đốc công an và người trong cuộc nói về việc này.
Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng LÊ THẾ TIỆM:
Người dân có quyền giám sát
Sáng 30-11, Tổ CSGT Công an huyện Dĩ An (Bình Dương) đang làm nhiệm vụ trên đường ĐT 743 thì bị Đỗ Duy Liệu và Nguyễn Tuấn Anh lén lút ghi hình. Nhận yêu cầu hỗ trợ, Công an xã Tân Đông Hiệp, cảnh sát 113 có mặt đưa hai thanh niên cùng máy quay phim, xe máy về xã làm việc. Kiểm tra trong cốp xe, công an thấy có một cây búa đẽo (rìu). Hiện công an xã đang tạm giữ máy quay, xe máy… và hoàn tất hồ sơ vụ việc để xử phạt về hành vi tàng trữ hung khí theo quy định. |
Theo đó, người dân cũng có quyền sử dụng các thiết bị như máy quay phim, chụp ảnh… để thực hiện chức năng giám sát các hành vi vi phạm, hay việc CSGT đã không chấp hành đúng quy trình để phản ánh với cơ quan chức năng.
Về việc Công an tỉnh Bình Dương thu giữ máy quay của ba người dân trong khi đang quay phim các CSGT làm nhiệm vụ có đúng pháp luật hay không, Bộ sẽ kiểm tra, làm rõ và thông tin lại cho báo chí sau khi có kết quả xác minh.
Thiếu tướng HÀ NGHĨA LỘ, Giám đốc Công an TP Cần Thơ:
Chỉ cấm tại nơi đặt biển “cấm quay phim, chụp ảnh”…
Hiện luật không quy định cụ thể việc người dân giám sát lực lượng CSGT khi họ thực thi nhiệm vụ như thế nào, bằng hình thức nào. Trong tình huống người dân quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ thì phải xem xét là tại nơi quay phim, chụp ảnh có biển cấm quay phim, chụp ảnh hay không. Nếu cấm thì tất nhiên là không được. Thông thường ở những nơi không có biển cấm quay phim, chụp ảnh thì người dân được phép. Nhưng cần lưu ý trong những tình huống lực lượng đang thực thi nhiệm vụ bí mật, xử lý trường hợp nhạy cảm, liên quan đến an ninh chính trị, lúc ấy phải xin phép.
Người dân được quyền ghi hình lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ. Ảnh minh họa: HTD
Ở nơi không có biển cấm và ở nơi này, CSGT đang điều tiết giao thông, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm thì người dân có quyền quay phim, chụp ảnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là những ảnh chụp, ảnh quay phải phản ánh đúng thực tế diễn biến khi cảnh sát đang làm nhiệm vụ để tránh gây hiểu nhầm là cảnh sát đang làm chuyện tiêu cực.
“Quay trái phép, phải xử lý” Chúng tôi đã trao đổi với ông Lê Văn Sơn, Phó Trưởng Công an huyện Dĩ An (phụ trách CSGT) . Hành vi quay phim CSGT trong luật không cấm, tại sao lực lượng công an lại thu giữ máy ảnh của họ, thưa ông? + Hai người này quay phim trái phép, chúng tôi phải xử lý chứ. Tất nhiên khi phát hiện người quay phim, chúng tôi có hỏi mục đích quay làm gì? Chúng tôi kiểm tra nhưng họ lại không chấp hành nên chúng tôi không chấp nhận và họ cũng không nói được mục đích quay phim… . Có phải vì hai thanh niên quay phim nên CSGT mới kiểm tra? + Chúng tôi làm theo kế hoạch đàng hoàng. Chúng tôi đang làm nhiệm vụ nhưng bị quay nên không chấp nhận, phải kiểm tra. Chúng tôi kiểm tra giấy tờ xe, giấy tờ tùy nhân nhưng họ không chấp hành. Trong cốp xe còn chứa một cây búa đẽo, là vũ khí thô sơ… Chúng tôi đã lập biên bản ba lỗi: thứ nhất là không chấp hành, cản trở người thi hành công vụ; thứ hai là la lối gây mất an ninh trật tự; thứ ba là mang theo hung khí. . Tuyến ĐT 743 không thuộc trách nhiệm phân công của CSGT huyện? + Đúng là tuyến ĐT 743 thuộc trách nhiệm quản lý của CSGT tỉnh Bình Dương nhưng hôm đó có một vụ việc tụ tập đông người gây mất trật tự nên chúng tôi xuống hỗ trợ, giải tỏa. Trước đó, CSGT Trạm 13 (Trạm CSGT Công an tỉnh Bình Dương, đóng trên địa bàn huyện Dĩ An) có lập biên bản vi phạm nhưng họ không ký biên bản, bỏ giấy tờ. Hôm sau quay phim CSGT… . Xin cảm ơn ông. VÕ BÁ |