Người dân TP.HCM viếng chùa nhân ngày Đại lễ Vu Lan

(Chap)-  Đại lễ Vu Lan là dịp con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà tổ tiên...

Mùa Vu Lan đến, Phật tử và nhiều người con hiếu thuận tại TP.HCM vãn cảnh chùa để cầu bình an, sức khỏe đến với ông bà, cha mẹ, một nét đẹp văn hóa con người Việt Nam.

Chùa Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM) là một trong những nơi thu hút đông đảo Phật tử thăm viếng vào dịp lễ Vu Lan. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Chùa Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM) là một trong những nơi thu hút đông đảo Phật tử thăm viếng vào dịp lễ Vu Lan. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Từ 13h chiều, Phật tử bắt đầu tập trung tế lễ tại khu vực tượng đài Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Từ 13h chiều, Phật tử bắt đầu tập trung tế lễ tại khu vực tượng đài Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Theo quan niệm nhà Phật, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi, luôn lắng nghe những lời cầu cứu, cứu độ chúng sinh nên vị Bồ Tát này luôn được Phật tử gửi gắm tình cảm, lời nguyện cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình nhân dịp lễ Vu Lan. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Theo quan niệm nhà Phật, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi, luôn lắng nghe những lời cầu cứu, cứu độ chúng sinh nên vị Bồ Tát này luôn được Phật tử gửi gắm tình cảm, lời nguyện cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình nhân dịp lễ Vu Lan. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Bạn Phan Thị Tuyết Cầm và Hồ Thị Thuý Trinh (23 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) tranh thủ ngày nghỉ phép ghé vãn cảnh Việt Nam Quốc Tự. Chị Hồ Thị Thúy Trinh chia sẻ: "Ngày Vu Lan là lời nhắc nhở đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ và tôi mong muốn cha mẹ bình an, sống đời với con cái". Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Bạn Phan Thị Tuyết Cầm và Hồ Thị Thuý Trinh (23 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) tranh thủ ngày nghỉ phép ghé vãn cảnh Việt Nam Quốc Tự. Chị Hồ Thị Thúy Trinh chia sẻ: "Ngày Vu Lan là lời nhắc nhở đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ và tôi mong muốn cha mẹ bình an, sống đời với con cái". Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Chùa Pháp Hoa (quận3, TP.HCM) được trang trí nhiều hoa, đèn lồng cách điệu cánh sen chào đón ngày lễ báo hiếu. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Chùa Pháp Hoa (quận3, TP.HCM) được trang trí nhiều hoa, đèn lồng cách điệu cánh sen chào đón ngày lễ báo hiếu. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Gian thờ Phật bên trong chánh điện được trang trí nhiều hoa, vật tế lễ... làm cho không gian thêm tôn kính, ấm cúng đến với khách thăm viếng chùa. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Gian thờ Phật bên trong chánh điện được trang trí nhiều hoa, vật tế lễ... làm cho không gian thêm tôn kính, ấm cúng đến với khách thăm viếng chùa. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Bà Nguyễn Lê Kim Hà Thủy (58 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết lễ Vu Lan là dịp báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Bà Nguyễn Lê Kim Hà Thủy (58 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết lễ Vu Lan là dịp báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Nhắc về mẹ, bà Thủy bồi hồi xúc động vì cụ đã mất cách đây vài năm. Hôm nay đi lễ chùa cũng để bà gửi những lời báo hiếu nhẹ nhàng đến với đấng sinh thành và hy vọng mẹ sẽ an nhiên nơi cực lạc. "Lễ Vu Lan là dịp để tôi thể hiện lòng biết ơn với công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ... Mẹ tôi đã mất cách đây vài năm, còn ba thì đã lớn tuổi, tôi chỉ hi vọng ba được mạnh khỏe, sống đời với con cháu. Như vậy tôi cũng mãn nguyện lắm rồi" - Bà Thủy nói. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Nhắc về mẹ, bà Thủy bồi hồi xúc động vì cụ đã mất cách đây vài năm. Hôm nay đi lễ chùa cũng để bà gửi những lời báo hiếu nhẹ nhàng đến với đấng sinh thành và hy vọng mẹ sẽ an nhiên nơi cực lạc. "Lễ Vu Lan là dịp để tôi thể hiện lòng biết ơn với công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ... Mẹ tôi đã mất cách đây vài năm, còn ba thì đã lớn tuổi, tôi chỉ hi vọng ba được mạnh khỏe, sống đời với con cháu. Như vậy tôi cũng mãn nguyện lắm rồi" - Bà Thủy nói. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Trong ngày Vu Lan tại chùa Pháp Hoa còn có nghi thức bông hồng cài áo. Đây là nghi thức dùng để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất và vinh danh những người mẹ còn tại thế với con cháu. Các Phật tử với các giỏ hoa hồng (màu đỏ, màu trắng) sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ. Người nào còn mẹ sẽ nhận hoa hồng đỏ; mẹ đã yên giấc ngủ vĩnh hằng sẽ được cài hoa hồng trắng. Ảnh: QUỐC HƯƠNG. Bạn Hứa Ngọc Bích (20 tuổi), làm việc trong nhóm cài hoa hồng cho biết: "Chúng em cảm thấy vui vì được là người thực hiện công việc ý nghĩa này. Em hy vọng những cành hoa khi được cài lên ngực của mỗi chúng ta, sẽ gợi nhớ về bậc sinh thành và tình cảm thiêng liêng và sự hiếu thảo của con cái gửi đến cha mẹ". Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Trong ngày Vu Lan tại chùa Pháp Hoa còn có nghi thức bông hồng cài áo. Đây là nghi thức dùng để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất và vinh danh những người mẹ còn tại thế với con cháu. Các Phật tử với các giỏ hoa hồng (màu đỏ, màu trắng) sẽ đến cài hoa lên áo từng người dự lễ. Người nào còn mẹ sẽ nhận hoa hồng đỏ; mẹ đã yên giấc ngủ vĩnh hằng sẽ được cài hoa hồng trắng. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Bạn Hứa Ngọc Bích (20 tuổi), làm việc trong nhóm cài hoa hồng cho biết: "Chúng em cảm thấy vui vì được là người thực hiện công việc ý nghĩa này. Em hy vọng những cành hoa khi được cài lên ngực của mỗi chúng ta, sẽ gợi nhớ về bậc sinh thành và tình cảm thiêng liêng và sự hiếu thảo của con cái gửi đến cha mẹ". Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Bạn Hứa Ngọc Bích (20 tuổi), làm việc trong nhóm cài hoa hồng cho biết: "Chúng em cảm thấy vui vì được là người thực hiện công việc ý nghĩa này. Em hy vọng những cành hoa khi được cài lên ngực của mỗi chúng ta, sẽ gợi nhớ về bậc sinh thành và tình cảm thiêng liêng và sự hiếu thảo của con cái gửi đến cha mẹ". Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Chùa Xá Lợi (quận 3, TP.HCM) đón Phật tử thăm viếng trong chiều ngày 29-8. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Chùa Xá Lợi (quận 3, TP.HCM) đón Phật tử thăm viếng trong chiều ngày 29-8. Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Hầu hết các chùa trên địa bàn TP.HCM đã tiến hành tổ chức những hoạt động Phật giáo nhân ngày lễ Vu Lan chính diễn ra vào ngày mai, 30-8 (tức 15-7 âm lịch). Ảnh: QUỐC HƯƠNG.
Hầu hết các chùa trên địa bàn TP.HCM đã tiến hành tổ chức những hoạt động Phật giáo nhân ngày lễ Vu Lan chính diễn ra vào ngày mai, 30-8 (tức 15-7 âm lịch). Ảnh: QUỐC HƯƠNG.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm