Tôi chọn con đường làm người tự do
* Sau khi rời ghế lãnh đạo, nhiều chính khách thường tham gia các hội nghề nghiệp, còn ông thì sao?
- Tôi chọn con đường làm người tự do. Nhiều hội, trường, viện, các doanh nghiệp trong và cả ngoài nước có mời tôi tham gia hoặc làm “cố vấn” nhưng tôi đều từ chối và trả lời vui rằng “không có gì để được vấn và không dại gì mà cố”. Thật ra tôi không muốn bị ràng buộc, vả lại thông tin, kiến thức cũng cạn dần, khó bề góp phần thực chất được. Ngay việc tham gia hội thảo, diễn đàn, tôi cũng chỉ chọn cái nào thấy mình thật sự có thể đóng góp được mới tham gia. Tôi dành nhiều thời gian đi giảng bài ở Học viện Ngoại giao và một số lớp, trường khác để truyền lại kiến thức và kinh nghiệm của mình cho các thế hệ sau, đồng thời cũng buộc trí não không lão hóa quá nhanh. Điều vui nhất là qua các hoạt động đó cảm nhận được niềm hứng thú, không khí đối thoại cởi mở và sôi nổi của các sinh viên.
* So với thời kỳ ông tham gia lãnh đạo Chính phủ, dường như hiện nay ông đã có suy nghĩ thoáng hơn?
"Cái đáng mừng là ai cũng muốn nước ta mạnh giàu lên, mọi người đều bày tỏ sự sục sôi trước những biến động trên biển Đông. Điều đó nói lên rằng dù khó khăn, chật vật nhưng lòng yêu nước của dân ta không hề nguội lạnh!" Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan |
Vả lại trước kia “làm quan”, dù muốn hay không người dân cũng khó bộc bạch hết nỗi lòng với mình nên không thể biết hết được. Khi về “làm dân”, có thể tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nên nghe được tiếng nói thật lòng. Có ba yếu tố khách quan như vậy chứ không phải khi về nghỉ rồi thì “đổi gió”, “đổi cờ” gì đâu.
* Xin được hỏi thật: Mọi người đã nói với ông điều gì về những vấn đề quốc kế dân sinh hiện nay?
Có điều gì về bộ máy quản lý hành chính các cấp mà trước đây ông chưa được nghe?- Làm sao kể hết được, ai ai cũng ta thán về khó khăn đời sống và làm ăn, đâu cũng không hài lòng về nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mà gay gắt nhất là sự thất thoát “khủng” ở một số tập đoàn nhà nước. Gặp bà con trồng nhãn lồng nghe than rằng thu hoạch xong chẳng lãi lời là bao, những người lái taxi kêu giá xăng cao và đi đâu cũng cấm đoán, doanh nghiệp kêu trời về lãi suất ngân hàng, thanh niên chất vấn về công ăn việc làm nếu không có “quan hệ”... Phần nhiều chẳng quan tâm mấy đến các câu chuyện cao siêu về sự “ổn định vĩ mô”, “tăng trưởng hợp lý”.
* Ông từng nói rằng hiện nay ông có ba việc thú: một là tiếp xúc với thanh niên, sinh viên; hai là dự các cuộc hội thảo khoa học và ba là tiếp xúc với các doanh nghiệp. Những cuộc tiếp xúc đó giúp điều gì cho ông? - Qua các cuộc tiếp xúc ấy có thể cảm nhận được hơi thở cuộc sống. Trước kia đi họp trịnh trọng ngồi trên đoàn chủ tịch, nhiều khi phải nghe những câu khuôn sáo, dù muốn cũng không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, nghe được những tâm tình sâu kín nên không cảm nhận được. Nay thì nghe được nhiều điều tâm tình thực. Các bạn trẻ bây giờ rất thông minh, có kiến thức rộng và suy nghĩ táo bạo, thế hệ chúng tôi thời còn trẻ không được như thế. Một điểm rất khác nữa là các bạn trẻ ngày nay rất mạnh dạn, bộc trực. Những cuộc tiếp xúc đó còn cung cấp cho mình nhiều thông tin sống động và bồi bổ cho mình nhiều kiến thức mới mẻ. |
Còn về bộ máy hành chính thì nhiều người ta thán rằng có những việc không thấy bàn tay quản lý của chính quyền địa phương đâu, nhưng nếu người dân cần cái gì thì lại phải “qua nhiều bàn tay”. Vẫn tình trạng “nhà ta ta cứ xây”, “ông quy tắc” có xuất hiện thì chỉ cần “làm việc” là xong, nắp cống mất gần hết, hè đường thì được các “ông phường” cho thuê làm bãi đỗ xe cả...Có khi chỉ vì một thủ tục hành chính đơn giản nhưng người dân rất vất vả, bị hành hạ. Tôi có bà bạn học, ông chồng là đại tá quân đội chẳng may qua đời mà không khai tử được chỉ vì phường bảo hết tờ khai tử rồi. Lúc bấy giờ Phó chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy từng là bạn chiến đấu tới thăm biết chuyện bèn “truy” thì lại được giải quyết! Đó, những chuyện “không thể tin được” vẫn diễn ra hằng ngày, làm người dân rất bức xúc.
Khen hay chê là chuyện bình thường
* Đọc các bài viết của ông, dễ dàng cảm nhận được người viết đang rất nóng lòng trước những bộn bề của đất nước hôm nay?
- Bức xúc lắm mới viết chứ. Viết ra chưa biết độc giả đón nhận thế nào nhưng ít nhất cũng nói lên được tâm tư của mình. Tất nhiên tôi không bao giờ đặt mình vào tâm thế người ngoài cuộc để nói. Năm ngoái tôi có viết bài về vấn đề đầu tư công, đề cập tình trạng đầu tư theo “phong trào”. Trước khi phân tích căn nguyên của vấn đề và gợi ý giải pháp, tôi đã bộc bạch rằng: “Viết bài này, tôi không nghĩ mình là người ngoài cuộc mà phần nào đó còn là một “tội đồ”, vì từng tham gia điều hành Chính phủ nhưng bản thân chưa nhận thức được đầy đủ tình hình và chưa đóng góp hữu hiệu vào việc hạn chế, ngăn chặn tình trạng hao công tốn của đó”.
* Vậy khi được nghe nói thật thì ông thường xử lý thông tin như thế nào để đưa vào bài viết của mình?
* Với những bài viết của mình mà được xuất phát từ suy tư của người dân bình thường, ông thấy độc giả đón nhận và phản hồi như thế nào?
* Làm thế nào để sửa đổi được cơ chế trách nhiệm?
- Cơ chế do con người làm ra, tất cả đều trong tay chúng ta, vấn đề là có quyết tâm chính trị để làm không. Tôi thấy Quốc hội lần này có cái rất hay là xem xét việc bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm đối với những người được Quốc hội bầu và phê chuẩn. Việc này rất đáng được hoan nghênh, nếu làm được thì buộc cán bộ ngay ở cấp cao phải tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong công việc chung, từ đó tạo ra sự chuyển động tích cực của toàn bộ hệ thống.