Ông Nguyễn Văn Vũ (Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) phát biểu khai mạc tại hội nghị về việc triển khai thi hành LTNBTCNN năm 2017 nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mới được ban hành trên địa bàn TP.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: KP
Từ đó, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác tham mưu, giải quyết việc chuyên môn tránh các vụ việc dẫn đến việc Nhà nước phải bồi thường trách nhiệm.
Đồng thời, qua buổi này TP cũng xây dựng được đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở các cơ quan đơn vị, cơ sở về công tác này…
TS Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp), giới thiệu những điểm mới về LTNBTCNN năm 2017. Ảnh: KP
TS Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp), giới thiệu với hội nghị về những điểm mới của luật trên.
LTNBTCNN năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2018). Theo đó, luật này có rất nhiều điểm mới và tiến bộ trên nhiều mặt. Về đối tượng yêu cầu bồi thường đã cụ thể và mở rộng hơn gồm có: Người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại, tổ chức bị thiệt hại, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện đương nhiên; người được ủy quyền.
Về thời hiệu yêu cầu bồi thường cũng được nới rộng từ hai năm (luật cũ) lên ba năm (luật mới). Cơ chế giải quyết bồi thường cũng có nhiều điểm tiến bộ. Luật mới mở rộng cơ chế người bị thiệt hại khi có văn bản giải quyết thì có quyền khởi kiện trực tiếp ra tòa trong khi luật cũ năm 2009 không có cơ chế này. Theo thống kê, từ năm 2010 đến 2015 cả nước có hơn 258 trường hợp phải bồi thường (bồi thường xong 204 vụ việc).
Liên quan tới việc phục hồi danh dự thì cơ quan nhà nước phải chủ động phục hồi danh dự mặc dù người bị thiệt hại không hoặc chưa yêu cầu. Quy định hình thức cụ thể tiến hành phục hồi danh dự, thủ tục, thời hạn thực hiện trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai và đăng báo xin lỗi…