Nhiều đề tài lịch sử đi vào sân khấu kịch

(PLO)- Các vở kịch đề tài lịch sử dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có sức hút riêng và góp phần giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhiều vở kịch mang đề tài lịch sử đang được các sân khấu đặc biệt quan tâm, dàn dựng và tập luyện để trình làng khán giả trong thời gian tới.

Một cảnh trong vở Thành Thăng Long ngày ấy. Ảnh: FB NTK Sĩ Hoàng

Một cảnh trong vở Thành Thăng Long ngày ấy. Ảnh: FB NTK Sĩ Hoàng

Các sân khấu tích cực nhập cuộc

Sau nhiều thành công vang dội với các vở kịch lịch sử như Vua thánh triều Lê (giải Mai Vàng năm 2012), Tiên Nga (giải Mai Vàng năm 2018),… mới đây Sân khấu kịch IDÉCAF đã phối hợp với Đồng ấu Bạch Long dàn dựng các vở sử Việt biểu diễn thường xuyên tại nhà hát Nón lá (Cung văn hóa Lao động TP.HCM).

Ban giám đốc Cung văn hóa Lao động TP.HCM cũng đã hỗ trợ cho CLB Sân khấu Lạc Long Quân biểu diễn tại Hội trường A (55B Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. HCM). Chương trình được tổ chức miễn phí để phục vụ các khán giả công nhân, mỗi tháng sẽ diễn ra một suất bắt đầu từ ngày 10-9.

Không ít nhà chuyên môn cho rằng dù là mảnh đất màu mỡ để khai thác nhưng kịch lịch sử nếu làm không chuẩn mực sẽ dễ dẫn đến việc “minh họa lịch sử”.

Bên cạnh vở Thái hậu Dương Vân Nga, CLB Sân khấu Lạc Long Quân sẽ ra mắt thêm các vở sử Việt như: Trần Quốc Toản ra quân, Dũng tướng Nguyễn Địa Lô, Ngô Quyền, Trang sử hào hùng, Tự Đức dâng roi…

Sân khấu Sen Việt (5B Võ Văn Tần, quận 3) cũng đưa lên sàn tập vở Vương triều (đạo diễn NSƯT Lê Nguyên Đạt), dự kiến sẽ được công diễn tại rạp Hồng Liên (quận 6) vào tối 16-9 trước khi lên đường ra Hà Nội dự Liên hoan Sân khấu thủ đô 2022 - lần V.

Sân khấu Đại Việt cũng đã công diễn vở Đêm trước ngày hoàng đạo (đạo diễn NSƯT Hoa Hạ). Vở diễn cũng được chọn để tham dự Liên hoan Sân khấu thủ đô 2022 - lần V vào cuối tháng 9 tới đây.

Ngoài ra, Sân khấu kịch Hồng Vân cũng ráo riết tập vở Công chúa Ngọc Hân cho dàn diễn viên trẻ.

Trước đó, Công ty Sử Việt của nhà thiết kế Sĩ Hoàng cũng đã liên tục đưa vở Khóc giữa trời xanh đến với các trường học, cơ quan, xí nghiệp, trung tâm văn hóa…

Sẽ tổ chức hội thảo “Sân khấu tuồng cổ - Sân khấu sử Việt”

Trong thời gian tới, Ban lý luận phê bình (Hội Sân khấu TP. HCM) sẽ phối hợp với HTV tổ chức hội thảo “Sân khấu tuồng cổ - Sân khấu sử Việt”, nhằm đánh giá đúng nội lực đội ngũ nghệ sĩ tuồng cổ, đặt vấn đề vì sao sân khấu cải lương tuồng cổ hiếm kịch bản sử Việt.

Cần có “bà đỡ” cho sân khấu sử Việt

Theo các nhà chuyên môn, ở thời điểm hiện tại những vở kịch mang đề tài lịch sử đều lấy cảm hứng từ các nhân vật có nhiều đóng góp cũng như ảnh hưởng trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Thông qua các vở kịch được xem là khuôn mẫu như Câu thơ yên ngựa, Tô Hiến Thành xử án, Tiếng trống Mê Linh, Bão táp Nguyên Phong, Bức ngôn đồ Đại Việt, Trưng Nữ Vương, Lý Thánh Tông chọn người tài… các tác giả đã lồng ghép không ít thông điệp nhân văn, lấy câu chuyện trong lịch sử truyền tải bài học giáo dục đến với khán giả.

Tuy nhiên, không ít nhà chuyên môn cho rằng dù là mảnh đất màu mỡ để khai thác nhưng kịch lịch sử nếu làm không chuẩn mực sẽ dễ dẫn đến việc “minh họa lịch sử”.

“Điều công chúng quan tâm ở vở diễn là cái nhìn về lịch sử trong lăng kính của con người đương đại. Cần sớm có một hội đồng thẩm định kịch bản sử Việt, Nhà nước cũng cần có chiến lược tạo điều kiện, làm “bà đỡ” cho sân khấu sử Việt tồn tại, phát triển” - NSND Trần Minh Ngọc bày tỏ.•

Kinh nghiệm để kịch lịch sử hấp dẫn khán giả

Không phải là bây giờ, mà ngay cả ở giai đoạn trước đó, kịch đề tài lịch sử Việt Nam đã không được khán giả đón nhận.

Trước đó, Sân khấu IDÉCAF dựng vở Trần Quốc Toản với nhiều nghệ sĩ gạo cội như NSƯT Thành Lộc, Hữu Châu, Thanh Thủy… nhưng chỉ diễn được một nửa thì nhiều khán giả đã bỏ về.

Riêng vở Câu thơ yên ngựa thành công là vì có xử lý nội bộ là nhân vật Lý Đạo Thành xử bà Thượng Dương bán nước. Còn vở Tô Hiến Thành xử án là vụ việc Thái tử Long Xưởng hiếp dâm và giết chết Giáng Hương. Đó là những điều hấp dẫn khán giả chứ không như kịch sử Việt sau này chỉ đi một con đường chống xâm lăng rồi hết.

Nghệ sĩ BẠCH LONG

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm