Hôm nay (13-6), Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm: “Bồi thường án oan: Bất cập và giải pháp”. Bà Nguyễn Thị Thu Tâm (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM) chủ trì.
Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: HOÀNG GIANG
Vướng mắc thứ nhất là cách xác định cơ quan phải chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường. Thứ hai là khoản tiền bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cho người thân của người bị thiệt hại.
Vì vậy buổi tọa đàm nhằm làm rõ nguyên nhân, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục để sớm có sự thống nhất trong thực thi Luật TNBTCNN.
Tham gia buổi tọa đàm có các giảng viên đến từ trường ĐH Luật TP.HCM gồm: TS Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn Luật Hình sự), TS Lê Huỳnh Tấn Duy (Trưởng bộ môn Luật Tố tụng Hình sự), ThS Nguyễn Trương Tín (giảng viên môn Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước)
TS Phan Anh Tuấn (ĐH Luật TP.HCM) phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tọa đàm còn có ba giảng viên của trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM là PGS-TS Nguyễn thị Hồng Nhung (Trưởng khoa Kuật), TS Đoàn Thị Phương Diệp (Trưởng phòng Thanh tra-Pháp chế), ThS Võ Văn Tài (giảng viên).
Ngoài ra tọa đàm còn có sự tham gia của các Luật sư (LS) Vũ Phi Long (Nguyên Phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM), LS Trần Cao Đại Kỳ Quân (Đoàn LS tỉnh Đồng Nai), LS Bùi Quốc Tuấn (Đoàn LS TP.HCM), cùng nhiều LS khác.
Hai nội dung của tọa đàm xoay quanh hai vụ án cụ thể mà PLO từng phản ánh. Đó là cơ quan tố tụng trung ương và Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) cùng các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, Phú Yên có các quan điểm khác nhau trong việc xác định cơ quan phải bồi thường oan cho bà Nguyễn Hồng Ngọc Anh.
Trong vụ ông Mưu Qúy Sường (Bắc Giang) bị giam oan bảy năm về tội giết người, giữa Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) và Công an tỉnh Bắc Giang đang có ý kiến khác nhau về việc bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người thân của ông Sường.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia thể hiện nhiều quan điểm khác nhau...
Kính mời bạn đọc quan tâm, theo dõi đầy đủ ý kiến của các chuyên gia trên số báo ngày 15-6.