Những hình ảnh đầu tiên về tuyến đường trên cao ở TP.HCM

(PLO)- Hiện các tuyến đường trên cao đã nằm trong quy hoạch nhưng vẫn chưa rõ thời gian triển khai.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại kỳ họp thứ 10, HĐND TP.HCM khoá X sáng 11-7, đại biểu HĐND TP đã đặt câu hỏi về những tuyến đường trên cao ở TP.HCM khi nào sẽ được thực hiện.

Trả lời nội dung này, Sở GTVT TP cho biết quy hoạch 5 đường trên cao ở TP.HCM dài gần 71 km, tổng mức đầu tư hơn 89.000 tỉ đồng đã được Thủ tướng phê duyệt nhưng vẫn chưa rõ tiến độ thực hiện.

Do đó, TP sẽ rà soát lại mức độ ưu tiên, khả năng cân đối với các dự án khác trên địa bàn thế nào mới có thể đề xuất thời điểm đầu tư, thực hiện.

Phối cảnh đường trên cao Bắc - Nam.
Phối cảnh đường trên cao Bắc - Nam.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP cho biết riêng tuyến đường trên cao số 5, dự kiến kinh phí đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng. Quá trình triển khai, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) khá lớn.

Hiện nay, TP đang giao Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) nghiên cứu tiền khả thi. Qua quá trình nghiên cứu, CII cũng đã đưa ra phương án ghép 3 tuyến đường trên cao tạo thành đường trên cao Bắc - Nam với tổng mức đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng.

Đường trên cao Bắc - Nam đoạn qua đường Lê Văn Sỹ - Phạm Văn Hai.

Đường trên cao Bắc - Nam đoạn qua đường Lê Văn Sỹ - Phạm Văn Hai.

Trong đó, tuyến đường trên cao Bắc - Nam sẽ kết nối ba tuyến đường trên cao lại với nhau. Bao gồm tuyến đường trên cao số 1, số 2 và số 3.

Tuy nhiên, đại diện CII cho rằng dự án có quy mô lớn, nếu không có chính sách hỗ trợ mới thì rất khó thực hiện và khả năng hoàn vốn là rất thấp.

Tuyến đường trên cao Bắc - Nam được ghép từ 3 tuyến đường trên cao của TP.
Tuyến đường trên cao Bắc - Nam được ghép từ 3 tuyến đường trên cao của TP.
Tổng mức đầu tư của tuyến đường trên cao Bắc - Nam là trên 30.000 tỉ đồng.
Tổng mức đầu tư của tuyến đường trên cao Bắc - Nam là trên 30.000 tỉ đồng.

Tuyến đường trên cao Bắc - Nam sẽ có điểm đầu từ đường Cộng Hoà (quận Tân Bình) đến điểm cuối là nút Văn Linh (huyện Bình Chánh). Tổng chiều dài khoảng 14 km, với 4 làn xe. Tổng mức đầu tư của toàn dự án gần 30.000 tỉ đồng. Trong đó, tổng chi phí xây dựng là 12.000 tỉ đồng, chi phí GPMB là 13.000 tỉ đồng.

Phía CII cho biết qua quá trình nghiên cứu, đơn vị cũng đưa ra nhiều ý tưởng, điều chỉnh phương án tuyến nhằm giảm chi phí GPMB và sẽ trình Sở GTVT TP trong thời gian tới.

Làn đường phía dưới tuyến đường trên cao.
Làn đường phía dưới tuyến đường trên cao.
Sơ đồ tuyến đường trên cao Bắc - Nam.
Sơ đồ tuyến đường trên cao Bắc - Nam.
Khu vực tuyến đường trên cao băng qua cao ốc, văn phòng.
Khu vực tuyến đường trên cao băng qua cao ốc, văn phòng.
Đường trên cao đi qua khu vực bến Vân Đồn.
Đường trên cao đi qua khu vực bến Vân Đồn.
Tại thời điểm nghiên cứu, dự kiến mức phí sử dụng dịch vụ đường trên cao thu tại năm 2026 là 130.000 đồng/lượt (suốt tuyến), áp dụng cho xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt vận tải khách công cộng.

5 năm sẽ tăng mức phí một lần, mỗi lần 25%. Với mức thu này, thời gian thu phí để hoàn 90% vốn cho dự án là 50 năm 2 tháng.

Tại thời điểm đó, CII cũng đề xuất việc xây cao ốc ở phía trên tuyến đường, trong khu vực cù lao Nguyễn Kiệu, quận 4 nhằm bổ sung nguồn hoàn vốn cho dự án, sử dụng có hiệu quả quỹ đất đô thị, tạo điểm nhấn về kiến trúc và quy hoạch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm